- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ
2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trước cải cách (1978), Trung Quốc là nước có số người nghèo đói cao nhất thế giới, 200 triệu người. Giữa thập kỷ 80, Trung Quốc đã đề ra chiến lược chống nghèo đói một cách toàn diện để giải quyết dần dần tình trạng nghèo đói của 102 triệu người. Năm 1994, Trung Quốc lại đưa ra chương trình “8- 7” có nghĩa là giải quyết nạn nghèo đói cho 80 triệu người trong vòng 7
năm. Theo tờ “cải cách Trung Quốc” số 1 - 1998, Trung Quốc còn khoảng 58 triệu người nghèo đói. Đây là một thành tích to lớn mà Trung Quốc đã đạt được cả về tốc độ giảm nghèo đói, tỷ lệ phàn trăm và con số nghèo tuyệt đối. Trung Quốc thành công trong xoá đói giảm nghèo là nhờ vào hai nhóm giải pháp: nhóm các giải pháp chung và nhóm các giải pháp trực tiếp xoá đói giảm nghèo.
- Nhóm các giải pháp chung: các giải pháp chung của Trung Quốc được thực hiện rất phong phú và thay đổi theo từng thời kỳ, những biện pháp chính đã thực hiện:
+ Duy trì ổn định chính trị: Trung Quốc quan niệm rằng giữa ổn định chính trị và nghèo đói có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không ổn định chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo không thể thực hiện. Chính vì vậy, cùng với chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh, sẵn sàng trấn áp các hành vi chống lại chính quyền, đe doạ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Hai thập kỷ gần đây, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Bên cạnh việc hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất ở vùng ven biển và vùng thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc chú ý đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xí nghiệp hướng trấn, hình thành các thị tứ, thị trấn...
+ Điều tiết hợp lý phân phối và thu nhập: Trung Quốc đã thực hiện kiên quyết việc chống tham nhũng, kinh doanh trái pháp luật đồng thời thực hiện bảo hiểm xã hội, áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết vĩ mô về thu nhập.
+ Chú ý thích đáng đến phát triển vùng: trước hết, Trung Quốc thúc đẩy việc hình thành những vùng động lực, trọng điểm, đồng thời khuyến khích bố trí công nghiệp theo lãnh thổ để góp phần cải biến nông thôn.
Chính sách thu ngân sách và điều tiết ngân sách cũng có sự phân biệt, ưu tiên các vùng nghèo khó khăn, có điều kiện tài chính để vươn lên.
- Các giải pháp trực tiếp xoá đói giảm nghèo: các giải pháp trực tiếp xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc khá đa dạng, linh hoạt. Sau đây là những giải pháp được khuyến khích thực hiện:
+ Xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, đầu tàu “lan toả”. Trung Quốc chú ý xây dựng các điểm triệu phú, xây dựng các thị trấn, thị tứ ở nông thôn để từ đó khuyếch trương, lan toả cho cả vùng học tập phát triển.
+ Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện xoá đói giảm nghèo. Trước hết, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những vùng đất hoang đồi núi trọc... để giữ đất nông nghiệp trước yêu cầu cao của công nghiệp, đô thị hoá. Chính phủ Trung Quốc quy định: việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc “Lấy bao nhiêu, khai hoang bù bấy nhiêu” và hình thành quỹ riêng để khai hoang bù đắp cho việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài vốn Nhà nước, của cộng đồng, Trung Quốc tranh thủ tối đa vốn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo từ ngân hàng thế giới và các tổ chức phi Chính phủ..v.v...
Ngoài ra cùng với sự trợ giúp vốn để tạo việc làm, tăng thu nhập, Trung Quốc còn có sự hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục y tế cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Đặc biệt, Trung Quốc đã yêu cầu và khuyến khích các vùng giàu, địa phương giàu giúp đỡ các vùng nghèo, địa phương nghèo và đã hình thành các cặp địa phương có sự giúp đỡ lẫn nhau như: Bắc Kinh - Nội Mông, Thiên Tân - Cam Túc, Hà Bắc - Quý Châu, Thượng Hải - Vân Nam.v.v...
Chương ii
thực trạng thực hiện tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh chăm-pa-sac