Điều kiện kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 90 - 142)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

1. KháI quát về vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh chămpasac.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.

Dân số.

Chăm- pa- sắc có 10 huyện, Paksê là thị xã của tỉnh Chăm- pa- sắc, cả tỉnh bao gồm 924 bản, có 103.587 hộ gia đình, dân số 580.514 người (năm 2010 ), trong đó phụ nữ: 287.551 người,chiếm 51%, tốc độ tăng dân số là 2,2 %/năm, mật độ dân số là 36 người / km2, cả tỉnh có 17 dân tộc cùng nhau sinh sống, chủ yếu là dân tộc: lào Lum, lào Thâng, lào Sủng, thái Đăm (thái đên), Phủ Thai. Trình độ dân trí của người dân thấp, nhưng lại có một đặc điểm rất đặc biệt là người dân có truyền thống lao động cần cù.

Lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2005 là 251.200 người, hàng năm có khoảng 2500 lao động được bổ sung cho lực lượng lao động xã hội. Lực lượng lao động năm 2006 đang làm việc ở các ngành kinh tế là 115.250 người. Nói chung người lao động tập trung nhiều nhất là trong ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 78%, còn lại làm việc trong khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Theo số liệu trên ta có thể nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế phân bổ không đồng đều.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, những năm gần đây ngành nông nghiệp tỉnh Chăm- pa- sắc đã phát triển theo hướng chuyển từ độc canh cây lúa sang đa canh, góp phần phát triển kinh tế theo hướng tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng dịch vụ tăng dần trong cơ cấu GDP.

Bảng 1: Tỷ trọng GDP giữa các ngành từ năm 2001 đến năm 2009 ( % )

Năm

Ngành 2000 2003 2005 2007 2009

Nông nghiệp(%) 68 61 53 50 48

Công nghiệp 17,6 20 23 25 26

Dịch vụ 14,4 19 24 25 26

(Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Chăm- pa- sắc năm:2000, 2003, 2005, 2009)

Trên thực tế, tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị tuyệt đối có tăng đó là xu hương phát triển tốt, phù hợp trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm- pa- sắc những năm gần đây phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thu được kết quả đáng kể cụ thể là:

Tính đến tháng 11 /12/ 2009, toàn tỉnh có hơn 20.331 hộ gia đình sản xuất trong nông nghiệp, và còn lại sản xuất phi nông nghiệp, chủ yếu làm dich vụ và tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên cùng với quá trình lâm nghiệp hoá trong nông nghiệp đã có sự phân công lại lao động xã hội trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Hơn nữa, sự phân bố dân cư rải rác và xen kẽ vào các thung lũng địa bàn rộng, các hộ sinh sống xóm ven đồi thấp, bản làng cách xa nhau, vì vậy việc đầu tư hạ tầng cơ sở, sinh hoạt văn hoá, giáo dục, y tế gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở hạ tầng.

Về giao thông: Hệ thống đường giao thông của tỉnh rất khó khăn nhất

là con đường từ huyện xuống các làng bản, toàn tỉnh có đường giao thông dài: 3.158 km, trong đó có đường bộ: 2961,7 km.

Đường nhựa: 467 km Đường bê tông: 8,7 km Đường cấp phối: 923 km Đường đất đỏ: 1563 km

Thực tế với khoảng chiều dài: 3.158 km, đường giao thông trên địa bàn rộng lớn của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, giao lưu, trao đổi hàng hoá. Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý cho nên mặc dù đã được sự đầu tư của Nhà nước và địa phương nhưng một số đường vào nông thôn (làng bản) đặc biệt khó khăn, đường chỉ có thể đi được trong mùa khô, còn mùa mưa hầu như xe không thể đi được, nhất là ở vùng cao nguyên như: bản Xổm- sa- núc, bản Pắc- cụt, Bản Nong- bon, và ở đồng bằng như: bản Khon - thụt, bản Pha- khá, bản Phun- ngàm, đường liên thôn chủ yếu là đường mòn (đất đỏ), rất nhiều trở ngại trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng thực sự đầy đủ, nhu cầu

sản xuất của người dân. Tỉnh Chăm- pa- sắc có 285 km hệ thống thuỷ lợi cấp một, 58 trạm bơm, có 2135 km thuỷ lợi cấp hai. Nhưng những hệ thống thuỷ lợi này chưa phục vụ được nhu cầu sản xuất, chỉ có thể tiến hành sản xuất được một vụ trong một năm, nhất là huyện Pa- thum- phon, huyện Ba- chiêng, huyện Xa- khu- ma.

Tỉnh đã xây dựng được khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2500 ha, để đón nhận sự phát triển của các nhà máy, sản xuất ngày càng nhiều. Trong đó có một đập thuỷ điện có khả năng sản xuất được 5,5 Mw / năm, có một trạm cấp phát điện, có thể cấp phát được 32 Mw / năm, sản xuất điện được 23.894.000 kw, có hồ chứa nước diện tích 196 km2, chứa đựng được 616 triệu m3 / năm: có mạng dây dẫn điện cao thế dài: 114 km; trung thế dài 945 km và hạ thế dài 1006 km. Trong toàn tỉnh có 41% số bản có điện dùng, chiếm tỷ lệ 46% số ngôi nhà trong toàn tỉnh. Ngoài ngành điện nói trên hiện tại chỉ có một số ngành sản xuất như: may mặc, mộc, gạch, mây tre đan.v.v.., những ngành nghề đơn lẻ chỉ phục vụ nhu cầu trong phạm vi nhỏ hẹp. Các nghề truyền thống như: dệt vải, chăn đệm, chỉ phục vu gia đình, chưa trở thành sản phẩm hàng hoá. Các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, gạch, vôi, cát nhưng sản xuất cũng chưa được phổ biến, vì vậy việc xây dựng công trình hạ tầng cơ sở trường học, trạm y tế, kênh mương, còn gặp nhiều khó khăn vì phải mua nguyên vật liệu từ xa, chi phí tốn kém khi chi phí còn hạn hẹp.

Về thương mại và dịch vụ.

Toàn tỉnh có 25 chợ, cụ thể có: 4 chợ cấp tỉnh; 13 chợ cấp huyện và cấp bản, và 5.686 chợ nhỏ phục vụ việc trao đổi hàng hoá của nhân dân. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán lẻ, ít cửa hàng dịch vụ, nhưng đa số là kinh doanh nhỏ, giao lưu hàng hoá hạn hẹp, nhất là 4 huyện. Đó là những trở ngại rất lớn để phát triển, khai thác thực hiện các giải pháp nhằm xoá đói, giảm nghèo.

Về công tác y tế:

Thực hiện chương trình y tế quốc gia phấn đấu đào tạo y tế cơ sở thôn bản để nhăm phục vụ trực tiếp cho người dân, và từng bước nâng cao trình độ nhận thức. Nhiệm vụ của mỗi người dân biết chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho chính mình, gia đình của chính mình. Vì vậy, chăm sóc sức khoẻ ban đầu muốn thành công phải tạo được sự chuyển biến bên trong và

xã hội hoá từ nhận thức, nếp nghĩ, việc làm cụ thể có hiệu quả. Tuy nhiên hệ thống y tế, cả đội ngũ cán bộ và cơ sở ở tỉnh Chăm- pa- sắc những năm qua vẫn là thiếu và yếu, cho nên việc khám và chữa bệnh, làm công tác KHHGĐ còn rất hạn chế. Trường hợp cấp cứu phải đưa đến bệnh viện tuyến trên rất xa, thậm chí không kịp thời. Trong toàn tỉnh có 10 bệnh viện,trong đó có một bệnh viện cấp tỉnh, có 250 giường; cấp huyện có 9 bệnh viện, có 140 giường và có 58 trạm xá, 20 trạm có bác sỹ và 10 trạm có y sỹ. Kết quả công tác y tế hơn 15 năm đổi mới, đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và Đại hội toàn quốc lần thứ V đã đề ra chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tập trung làm tốt chương trình y tế quốc gia, đảm bảo không có dịch bệnh xảy ra, công tác kế hoặch hoá gia đình có bước tiến bộ rõ rệt. Đã thực hiện tốt tuyên truyền và các biện pháp giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 3% (năm 2000), xuống còn 2,7 % (năm 2002), 2,5 % ( năm 2003), 2,3 % (năm 2004), và 2,2 % (năm 2005). Đó là một thành công lớn của ngành này và có ý nghĩa rất lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc không có điều kiện, và không hiểu biết thông tin. Tỷ lệ duy sinh dưỡng ở trẻ em có giảm dần, năm 2005 là 48% và đến năm 2009 giảm xuống còn 40 % tập trung chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các chính sách xoá đói giảm nghèo ngày càng được chú trọng hơn, riêng bệnh bướu cổ thiếu iốt đần độn là một vấn đề phải tăng cường hơn nữa cả giáo dục tuyên truyền và cả phương pháp tổng hợp để từng bước đẩy lùi bệnh ở nông thôn.

Về công tác giáo dục :

Tổng số học sinh đến trường là 134.068 em với quy mô phát triển các loại hình đào tạo. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp, chương trình học tập ( xóm bản, tồn tại lớp ghép).

Chương trình học tập từng bước đáp ứng, thoả mãn nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hoá của các tầng lớp nhân dân. Củng cố nâng cao chất lượng đại trà đi đôi với phát triển chất lượng. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục có hiệu quả, huy động sự đóng góp về vật chất, tinh thần, trí tuệ của toàn xã hội tạo động lực cho giáo dục phát triển.

Tỉnh chú ý phát triển cơ sở hạ tầng về giáo dục nhằm phát triển về mặt kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Toàn tỉnh có 991 trường học. Trong đó có 117 trường mầm non, có 767 trường phổ thông cơ sở, có một trường trung cấp nông nghịêp, trường trung cấp tài chính, trường đào tạo nghề. Đặc biệt có trường Đại học Chăm- pa- sắc và Đại học sư phạm, hai trường này có thể đào tạo đến phó tiến sĩ

Tỉnh còn mở rộng các hoạt động dân chủ hoá trong giáo dục, thực hiện tốt phương châm “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo.

Tuy nhiên sự quan tâm giáo dục vùng sâu, vùng xa của tỉnh có phần chưa hợp lý, tỷ lệ thấp, ngành mầm non huy động ra lớp đạt 20 % trong độ tuổi và số học sinh học tiếp cấp 3 đạt 31 % trong độ tuổi.

Bảng 2: Tình hình phát triển giáo dục từ năm 2001 đến năm 2009 (%)

Năm

Cấp học 2001 2003 2005 2007 2009

Tiểu học 48,77 64,19 65 66 65,5

Cấp II 26,54 32,56 31 29 29

Cấp III 24,69 3,25 4 5 5,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng giáo dục đào tạo tỉnh Chăm-pa- sắc

qua các năm:2001, 2003, 2005, 2009)

Qua biểu cho thấy bảng trên số lượng tuyệt đối học sinh tăng qua các năm. Tuy nhiên, chỉ tính những năm gần đây đã thực hiện công cuộc đổi mới 15 năm thì số lượng học sinh có chỉ tiêu khá cao 65,5% tiểu học, 29% cấp II, 5,5% cấp II (năm 2009 ), nhưng nếu so với số dân, tỷ lệ này rất thấp và trở thành vật cản trở trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội trong tương

lai. Điều này cũng đáng báo động trong chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Bởi vì chỉ dừng xoá đói giảm nghèo về mặt phát triển mà không có chương trình, kế hoạch dài hạn, đặc biệt nâng cao trình độ văn hoá của dân cư thì đồng vốn đầu tư cũng chẳng có hiệu quả gì.

Nhìn chung, biến động giáo dục đào tạo còn nhiều điều bất cập chủ yếu là xoá mù chữ. Đây sẽ là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa nông thôn và đô thị, đồng bằng, đó là nguyên nhân sâu xa của phân hoá giầu nghèo ngày càng tăng nhanh ở tỉnh Chăm- pa- sắc.

Điều đáng quan tâm hơn nữa là trình độ dân trí thấp gây khó khăn rất lớn trong công tác tuyên truyền, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các tệ nạn xã hội, các dịch bệnh mà đặc biệt là căn bệnh HIV cực kỳ nguy hiểm cũng không được người dân hiểu biết được. Gắn liền với đói nghèo là tệ nạn xã hội phát sinh ngay trong học sinh như là trộm cắp vặt, nghiện hút, ma tuý.

Công tác giáo dục đào tạo tuy đã được quan tâm và phát triển nhưng so với yêu cầu thực tế trình độ phát triển còn rất hạn chế. Công tác này cần phải được nhanh chóng đẩy mạnh, quan tâm. Trên thực tế phát triển giáo dục đào tạo vùng sâu, vùng xa là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã là khó, song khó khăn hơn là việc đảm bảo được đội ngũ những giáo viên có dủ tâm huyết, nhiệt tình phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải kết hợp giữa làng bản, huyện, tỉnh với các chương trình, chế độ của tỉnh và Nhà nước. Đặc biệt tỉnh nên có chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương, có như vậy về lâu dài mới khắc phục được tình trạng thấp kém về giáo dục đào tạo vùng sâu, vùng xa đặc biệt là một số huyện nghèo nàn của tỉnh. Đồng thời để thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội tiến tới xoá đói giảm nghèo, phải phổ cập kiến thức cho nông dân. Hiện nay trong tỉnh chiếm tới 85 % dân số lao động trong ngành nông lâm nghiệp.

2. thực trạng thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh chămpasac từ năm2001 đến năm 2010. 2001 đến năm 2010.

2.2 Tình hình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèocủa tỉnh Chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010. của tỉnh Chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.

Nguyên chủ tịch Cay- xon- phôm- vi- hản nhận định rằng: “ Phát triển kinh tế ở nước ta phải tập trung vào phát triển nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ”. Thấm nhuần tư tưởng này tại đại hội V, VI,VII của Đảng NDCM Lào, Đảng cách mạng Lào đã khẳng định: Cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp gắn chặt vào công nghiệp và dịch vụ. Trong tương lai ở CHĐCN Lào, nông- lâm- thuỷ sản vẫn là ngành sản suất quan trọng việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Do những điều kiện về lich sử, kinh tế riêng và tình hình chính trị nước CHĐCN Lào đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Do vậy nền kinh tế Lào nói chung và của tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng đang phải chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự túc, tự cấp sang nông- lâm nghiệp - công nghiệp dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường

Sau khi có đường lối đổi mới kinh tế và phong trào CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, Chăm- pa- sắc đã triển khai nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI ngày 18/3/1996, lần thứ VII ngày 12/3/2001 và lần thứ VIII năm 2006 của Đảng nhân dân cách mạng Lào, nội dung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, lần thứ IV, thứ V. thứ VI của chính phủ và thực hiện nội dung của nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh.

Với mặt bằng của tỉnh chia làm 2 khu vực đó là: Đồng bằng và cao nguyên với diện tích tự nhiên rộng, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp: 9.611 ha

Thực hiện kinh tế trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế trong điều kiện: trình độ dân trí thấp, kinh tế đã bước đầu chuyển từ tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá song đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,

cơ sở hạ tầng thấp kém.Từ đó Đai hội Đảng bộ tỉnh lần VIII đã xác định phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Trong điều kiện đó Nghị quyết VIII có tác động mạnh mẽ tới sự chỉ đạo điều hành của tỉnh, do đó từ năm 2006 đến nay kinh tế xã hội có sự tăng trưởng mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết lần

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 90 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w