Sự phát triển phong trào cách mạng Nga và thế giới

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 32 - 35)

6. Bố cục khóa luận

1.2. Nhân tố khách quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga

1.2.3. Sự phát triển phong trào cách mạng Nga và thế giới

Phong trào công nhân và phong trào cách mạng giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có sự chuyển biến quan trọng, tác động mạnh mẽ đến lịch sử đế quốc Nga nói riêng và lịch sử thể giới cận đại. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, bản chất của nó không thay đổi song các mâu thuẫn xã hội cũ và mới của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng cao độ, đặc biệt là giữa vô sản với tư sản. Những mâu thuẫn đó đã thúc đẩy giai cấp công nhân vùng lên đấu tranh.

Đầu những năm 70 của thế kỉ XIX, phong trào công nhân bước vào một giai đoạn mới được đánh dấu bằng cuộc các mạng vô sản năm 1871 ở Pháp và sự thành lập Công xã Paris. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền tư sản bị lật đổ. Công xã chỉ tồn tại có 72 ngày, nhưng đã làm được nhiều việc, đem lại quyền lợi cho người lao động. Tuy còn những sai sót nhưng vai trò lịch sử của Công xã rất lớn. Nó chứng tỏ

rằng giai cấp vô sản Pháp đã thực hiện được sứ mệnh của mình trong việc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản.

Sau công xã Paris, phong trào đấu tranh của công nhân Pháp vẫn được duy trì. Năm 1886, ở các trung tâm công nghiệp Pháp, đặc biệt là ở vùng mỏ phong trào đình công, bãi công thường xuyên nổ ra. Ở Đức, công nhân đấu tranh

cho quyền bầu cử, chống “đạo luật đặc biệt” của Bismarck. Họ tổ chức nhiều

cuộc bãi công, đòi cải thiện đời sống và điều kiện làm việc (như cuộc đấu tranh của thợ mỏ những năm 1903-1904). Ở Anh, công nhân tổ chức những cuộc đình công lớn trong những năm 1888-1889, họ đòi ngày làm 8 giờ và được cải thiện thêm đời sống. Đáng chú ý là cuộc bãi công của công nhân khuân vác ở bến tàu London, do Tomman và con gái Mác lãnh đạo. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ cũng phát triển mạnh mẽ, mùa xuân năm 1886 nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra khắp nước Mĩ.

Từ đầu thế kỉ XX, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới chuyển sang Nga. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga 1905-1907 đã nổ ra và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến phong trào cách mạng quốc tế. Từ năm 1903, Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga đã bước lên vũ đài chính trị đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trước sự áp bức của nền quân chủ Nga hoàng và giai cấp tư sản. Lênin chủ trương tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo để lật đổ chế độ Nga hoàng, sau đó chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập quyền thống trị nhà nước của giai cấp vô sản.

Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) càng khơi sâu lòng căm phẫn của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền đương thời.

Tháng 1-1905, cách mạng bùng nổ ở Petersburg, nhanh chóng lan rộng ra nhiều

thành phố trong nước. Đông đảo công nhân, nông dân, binh lính tham gia khởi nghĩa vũ trang, chống lại sự tàn sát đẫm máu của chính quyền Nga hoàng. Song sự chênh lệch về tương quan lực lượng khiến cho phong trào ở nhiều nơi bị dập tắt. Tuy nhiên cuộc Cách mạng 1905-1907 ở Nga đánh dấu một bước phát triển

mới của phong trào công nhân kể từ sau công xã Paris 1871. Đồng thời, nó có ảnh hưởng rộng lớn đối với các nước châu Á đang tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đã lan sang nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Indonexia, Trung Quốc mà Lênin gọi là “sự thức tỉnh của châu Á” [15;108].

Cuộc cách mạng đã giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư

sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917. Cuộc cách mạng 1905-1907 cũng tác động rất lớn đến các đối sách ngoại giao của Nga hoàng thời điểm đó. Nó khiến Nga hoàng lo sợ tìm cách đối phó bằng giải pháp ký hòa ước với Nhật Bản để chấm dứt chiến tranh, tập trung giải quyết khủng hoảng và ổn định tình hình trong nước.

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới từ nửa cuối thế kỉ XIX đã tạo tiền đề và điều kiện cho cách mạng ở Nga phát triển, trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào cách mạng trên thế giới. Sau cuộc cách mạng 1905-1907, phong trào công nhân năm 1914 đã nổ ra ở Nga với quy mô đạt mức của năm 1905. Phong trào cách mạng ở Nga không chỉ chứng tỏ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Nga, mà còn thúc đẩy phong trào cách mạng trên thế giới tiếp tục phát triển, ý thức cách mạng được tuyên truyền rộng rãi đã tấn công mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các nước đế quốc lo sợ trước sức mạnh của phong trào cách mạng sẽ đe dọa quyền thống trị của mình, muốn hướng sự quan tâm của nhân dân trong nước vào một cuộc chiến tranh để ngăn chặn nguy cơ cách mạng trở thành xu hướng trên toàn thế giới.

Như vậy, đối ngoại Nga đi thực hiện đối sách chấm dứt một cuộc chiến tranh để đối phó với phong trào cách mạng, và tham chiến trong một cuộc chiến tranh khác để thoát khỏi cao trào cách mạng trong nước đang đe dọa sự thống trị của chính quyền phong kiến. Đó chính là những ảnh hưởng và tác động quan trọng của phong trào cách mạng trên thế giới và phong trào cách mạng Nga đối với đối ngoại của đế quốc Nga trong giai đoạn 1861-1917.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)