Bành trướng xâm lược Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 56 - 60)

6. Bố cục khóa luận

2.3. Chính sách bành trướng của đế quốc Nga ở phương Đông

2.3.2. Bành trướng xâm lược Đông Bắ cÁ

Cuối thế kỉ XIX, Nga tiếp tục hướng chính sách đối ngoại xâm lược thuộc địa của mình vào Đông Bắc Á với tham vọng giải quyết những khó khăn ở châu Âu, bảo vệ biên giới cửa ngõ phía Đông của đế quốc và làm chủ thương mại Thái Bình Dương. Mục tiêu của Nga cũng như các nước đế quốc khác muốn hướng đến là giành quyền kiểm soát đối Triều Tiên, Mãn Châu - vùng đất ở

phía Đông Bắc Trung Quốc.

Triều Tiên và Mãn Châu đều là những vùng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đế quốc Nga. Ngoài những lợi ích của hai vùng đất về kinh tế như nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nếu kiểm soát được Triều Tiên và Mãn Châu sẽ là cửa ngõ để Nga xâm nhập vào phía Đông và tiến xuống phía Nam. Khao khát sở hữu các cảng biển không bị đóng băng vào mùa đông của đế quốc Nga đã có từ những giai đoạn lịch sử đầu tiên của đế quốc, Triều Tiên và Mãn Châu lại đáp ứng được tham vọng này.

Lợi dụng sự suy yếu của Trung Quốc, đế quốc Nga can thiệp và có được vô số quyền lợi quan trọng, tuy nhiên chưa thể thỏa mãn tham vọng. Và vấn đề khó khăn Nga gặp phải đó là việc xây dựng và phát triển hải quân vẫn chưa được giải quyết. Từ năm 1860, Nga xây dựng cảng Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương song cảng này chỉ hoạt động được vài tháng trong năm. Tình thế đặt ra cho Nga một yêu cầu cấp bách đó là phải sở hữu được những cảng biển nước ấm để thay thế cho Vladivostok. Cảng Masampo, Pusan ở Triều Tiên đặc biệt Lữ Thuận ở nam Mãn Châu chính là những mục tiêu hàng đầu của Nga.

Một thách thức đặt ra cho Nga lúc này là sự can thiệp của Nhật Bản đối với Triều Tiên và Mãn Châu cũng rất gay gắt. Nhật từ lâu cũng đã muốn chiếm Triều Tiên rồi lấy đó làm bàn đạp tấn công Trung Quốc. Chiến tranh Trung - Nhật từ nổ ra từ 1884-1895 với phần thắng thuộc về Nhật Bản. Nhật và Trung Quốc kí Điều ước Simonoseki (Mã Quan) ngày 17-5-1895. Trong điều ước này, chính phủ Mãn Thanh thừa nhận Trung Quốc là một nước “độc lập”, sự thực là phụ thuộc Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc phải nhượng cho Nhật Bản đảo Liêu Đông, Đài Loan và quần đảo Bành Hổ; bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc ( trả trong 8 năm ). Đặc biệt là mở thêm nhiều bến cảng trong lục địa Trung Quốc như Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu [2;347]. Việc Nhật Bản sở hữu bán đảo Liêu Đông ở Nam Mãn Châu theo điều khoản của hòa ước này lập tức tác động sâu sắc đến tất cả những nước cùng có chung quyền lợi ở khu vực này, đặc biệt đế quốc Nga.

Thắng lợi của Nhật Bản làm cho tất cả các kế hoạch mà Nga nhằm hình thành uy quyền tối cao ở vùng Viễn Đông đang bị đe dọa. Các chính khách của Chính phủ Nga hoàng nhận thấy cần phải có sự thay đổi bởi hiệp ước này đã giúp người Nhật đặt chân lên đại lục, nằm trong vùng ảnh hưởng quyền lợi của Nga. Bộ trưởng tài chính S. Witte đã đề ra các giải pháp cụ thể trước tình hình mới với Nga hoàng, điều đó được ông khẳng định trong hồi kí của mình:“Bắt

buộc không được cho phép Nhật Bản thâm nhập vào trái tim Trung Quốc và đảm bảo một cơ sở ở bán đảo Liêu Đông mà trong chừng mực nào đó chiếm

lĩnh vị thế hết sức quan trọng. Cho nên, tôi (bá tước Witte) đòi hỏi sự cần thiết phải phá ngang yêu sách của Nhật trong Hiệp ước Shimonoseki” [20;56].

Lấy lí do bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đại Thanh, Nga đã thuyết phục các cường quốc Đức, Pháp buộc Nhật Bản từ bỏ quyền lợi của mình ở Trung Quốc. Pháp với vai trò là đồng minh bởi hiệp ước liên minh năm 1893 đã đồng ý với giải pháp này của Nga. Đế quốc Đức với những toan tính lôi kéo Nga vào vấn đề Viễn Đông đã coi đây như một cơ hội tốt để có thể tăng cường ảnh hưởng của mình ở Trung Quốc.

Đế quốc Nga đã khôn khéo gây áp lực để buộc Nhật Bản phải chấp nhận yêu cầu từ phía các cường quốc. Chính phủ Nhật Bản, bởi tình trạng kiệt quệ các nguồn lực sau chiến tranh, vào đầu tháng 5-1895 đã quyết định từ bỏ toàn bộ bán đảo Liêu Đông để đổi lại bằng một khoản bồi thường bổ sung trị giá 30 triệu lạng bạc từ triều đình Mãn Thanh [2; 347]. Triều đình Mãn Thanh hàm ơn trước hành động cao đẹp của Nga mà không hề nghĩ đây chỉ là toan tính cho những bước đi tiếp theo của chính phủ Nga hoàng ở Viễn Đông. Để trả lại sự giúp đỡ của Nga, Trung Quốc đã buộc phải nhượng cho nước này những quyền lợi to lớn ở Bắc Trung Quốc trong đó đặc biệt phải kể đến đó là quyền xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia qua Mãn Châu.

Từ đây Nga đã dọn đường cho những bước đi tiếp theo của mình ở Viễn Đông. Năm 1897, Nga chiếm Lữ Thuận, Đại Liên. Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện tại cảng Lữ Thuận, sau 3 tháng đến năm 1898 một hiệp định được kí kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga. Theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng đất xung quanh. Người Nga tin tưởng rõ rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm cảng Lữ Thuận, là hải cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình Dương có giá trị chiến lược quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của mình, Nga bắt dầu xây dựng một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân quan Thẩm Dương đến cảng Lữ Thuận.

Sau sự kiện Tam cường can thiệp vị thế của Nga ở Đông Bắc Á ngày càng cao còn Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Nga

lợi dụng cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng Mãn Châu nhằm sáp nhập khu vực này trở thành một bộ phận lãnh thổ phía Đông của đế quốc. Hành động này của Nga đe dọa nghiêm trọng an ninh và tương lai phát triển của Nhật Bản. Mâu thuẫn Nga – Nhật Bản ngày càng trở nên gay gắt nhất là khi Nga đồng thời đưa quân xâm nhập Triều Tiên.

Những mâu thuẫn xung đột sâu sắc trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên không hóa giải được, Nga và Nhật Bản giải quyết bằng chiến tranh để bảo vệ và duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên. Chiến tranh Nga – Nhật đã bùng nổ từ 8-2-1904 đến 5-9-1905, được xem là cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỉ XIX. Cuộc chiến diễn ra khốc liệt ở Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực biển xung quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và Nhật Bản.

Trong cuộc chiến này, hải quân Nhật Bản đã đánh bại hải quân Nga trước sự bất ngờ của nhiều cường quốc. Đế quốc Nga thất bại buộc phải kí kết hòa ước

Portsmouth 5-9-1905. Theo đó, Nhật được quyền chiếm bán đảo Liêu Đông và sở hữu con đường sắt Nam Mãn Châu (từ Thường Xuân đến Lữ Thuận và miền Nam Sakhalin); Nhật được quyền đánh cá ở miền biển Viễn Đông của Nga; Nhật được Nga bồi thường 20 triệu đôla. Đế quốc Nga phải công nhận Triều Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng của Nhật và đồng ý rút quân ra khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với ít sự phản đối từ các cường quốc khác. Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận trong 25 năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó [1;357].

Sự thất bại và những tổn thất sau chiến tranh đã khiến đế quốc Nga kiệt quệ về quân sự và kinh tế. Những lợi ích mà Nga đạt được đã bị mất, đặc biệt là việc đánh mất quyền kiểm soát cảng Lữ Thuận, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu mà Nga đã tìm nhiều cách để đạt được. Hệ quả tiêu cực từ thất bại này ảnh hưởng rất lớn đến đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn sau. Nước

Nga đã bước vào thế kỉ XX với cuộc chiến tranh Nga – Nhật, qua đó sự khủng

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 56 - 60)