Đối với châu Âu và quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 84 - 97)

6. Bố cục khóa luận

3.2.3. Đối với châu Âu và quan hệ quốc tế

Là một nước đế quốc lớn và cạnh tranh gay gắt với các cường quốc phương Tây, chính sách ngoại giao của Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình châu Âu và quan hệ quốc tế giai đoạn 1861-1917. Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đầy biến động, đối ngoại của một cường quốc như Nga không tránh khỏi việc động chạm đến lợi ích của các nước khác, và động thái đáp trả của đối thủ là điều tất yếu. Có thể thấy đối ngoại của Nga là nhân tố thúc đẩy cũng như lạm rạn nứt mối quan hệ giữa Nga với các nước đế quốc châu Âu và giữa các nước đế quốc với nhau.

Trước hết, sách lược ngoại giao nhằm phục hồi địa vị của Nga sau chiến tranh Krym đã tác động và đưa đến thay đổi lớn về chính trị ở châu Âu. Đế quốc Nga đã đánh đổ được “Hệ thống Krym” (Anh – Áo – Pháp), chấm dứt sự cộng tác của ba cường quốc này nhằm cô lập Nga trên chiến trường. Nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ để xét lại hiệp ước Paris đã đưa Nga gần gũi với Đức. Đối với Đức, giai đoạn này Bismarck cũng tìm kiếm bạn đồng minh cho cuộc chiến chống Pháp trong tương lai, đã tìm cách lôi kéo Nga và Áo – Hung với mục đích thành lập một liên minh.

Năm 1872, Bismarck đề nghị một hiệp ước thân thiện ba bên với Đế quốc Áo – Hung và Nga. Nước đi của Đức là có cơ sở vì Nga cũng cần liên minh này, nói cách khác đối sách ngoại giao của Nga đã mở ra sự hợp tác ba bên. Một liên minh giữa ba hoàng đế đã được thành lập, gọi là “Liên minh tam hoàng”. Tuy liên minh này không vững chắc vì ba nước đều có quyền lợi khác nhau, nhưng trong thời gian tồn tại “Liên minh tam hoàng” cũng đã có tác động và ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế. Như vậy, đối ngoại của Nga một mặt khiến liên minh Anh – Áo – Pháp thất bại trong việc cô lập Nga, bằng cách khắc sâu mâu thuẫn giữa ba nước này. Mặt khác tạo thêm những điều kiện cho mối quan hệ Đức và Áo – Hung xích lại gần nhau hơn.

Động thái tiếp theo trong chính sách khôi phục địa vị của đế qu ốc Nga – Chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) đã đưa đến sự hình thành các liên minh đối nghịch nhau. Thắng lợi của Nga trong chiến tranh Nga – Thổ khiến mâu thuẫn Nga – Áo Hung trở nên gay gắt. Lợi dụng điều này, Đức quyết định thắt chặt thêm mối thân hữu với liên hiệp Áo – Hung và Áo – Hung cũng không mong đợi gì hơn khi thân Đức để tăng cường sức lực phòng khi phải tự vệ trước một cuộc tấn công của kẻ thù. Đức và Áo – Hung đã ký hiệp ước bí mật nhắm vào Nga và Pháp. Tháng 5-1882, Đồng minh Đức – Áo Hung lôi kéo thêm sự tham gia của Ý. Đáp lại điều này, Nga và Pháp cũng ký hiệp định quân sự bí mật năm 1892. Đồng minh ba nước Đức, Áo – Hung, Ý và Liên minh Pháp – Nga đã hình thành các khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu trong giai đoạn này, cũng là những nhân tố gây nên cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất sau này.

Chính sách ngoại giao quan trọng tiếp theo mà đế quốc Nga thực hiện là bành trướng lãnh thổ, đặc biệt chính sách bành trướng ở Đông Bắc Á đã đưa đến rất nhiều biến động trong quan hệ quốc tế giai đoạn này. Đó là sự vươn lên mạnh mẽ của đế quốc Đức, khiến đồng minh Pháp ở châu Âu gặp rất nhiều trở ngại. Chính phủ Wilhem II ủng hộ Sa hoàng Nicholas II nhằm mục đích khiến Nga tiếp tục thực hiện các chính sách ở Viễn Đông, để Nga phải đối đầu với chính quyền Mãn Thanh và đặc biệt là đế quốc Nhật đang rất tham vọng ở khu

vực này. Khi đó, đế quốc Nga sẽ phải từ bỏ phần lớn ảnh hưởng của mình ở châu Âu, đó là thời cơ để Đức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Sau khi hiệp ước Simonoseki giữa Trung Quốc và Nhật Bản được ký kết, Chính phủ Nga hoàng ngay lập tức bày tỏ quan ngại và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Pháp và Đức. Bắt tay với Nga trong sự kiện “Tam cường can thiệp” đã giúp Đức được một số quyền lợi nhất định từ triều đình Mãn Thanh. Không dừng lại ở đó, cuối năm 1897 lấy cớ hai nhà truyền giáo bị sát hại bởi chính quyền Trung Quốc, Đức đưa quân chiếm đóng vịnh Giao Châu. Đế quốc Nga cũng ngay lập tức đưa quân vào Lữ Thuận, Pháp chiếm lấy vài vùng phía Nam Trung Quốc, Anh chiếm Uy Hải Vệ. Như vậy với động thái chiếm cảng Lữ Thuận, đế quốc Nga đã để Đức thực hiện được mục tiêu kéo Nga rời xa châu Âu. Từ đây Đức tiếp tục khuyến khích Nga bành trướng ở Mãn Châu và chiếm Triều Tiên. Đế quốc Nga xung đột lợi ích với Nhật Bản và những mâu thuẫn Nga – Nhật làm đình trệ giao thương buôn bán của Nhật, từ đó Đức được hưởng quyền lợi tối đa.

Sau thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật, một mối nguy lớn đe dọa Đức ở Châu Âu đã yếu đi, Nga mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Điều này giúp Đức ít nhất trong một thời gian sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng rất lớn về phương diện hành động so với hầu hết các nước khác ở châu Âu. Còn Pháp, đồng minh của Nga cũng không hơn gì khi một loạt các sự kiện cả trong và ngoài nước đã làm cho nước này gặp rất nhiều khó khăn. Nói cách khác Đức đã giành được bá chủ ở lục địa châu Âu. Hệ quả của chính sách đối ngoại Nga không chỉ tác động sâu sắc đến tình hình châu Âu, mà sự vươn lên mạnh mẽ của Đức còn đe dọa đến an ninh chính trị của thế giới sau này.

Trong mối quan hệ quốc tế ở châu Á, chính sách ngoại giao của Nga ở Đông Bắc Á nói chung và chiến tranh Nga – Nhật nói riêng đã dẫn đến những biến động trong quan hệ Nhật - Mỹ - Anh , đều là những cường quốc lớn trên thế giới lúc này. Chiến tranh Nga – Nhật là sự kiện thể hiện rõ nhất những cảm xúc trái chiều của Mỹ đối với Nhật Bản từ khi hai nước thiết lập quan hệ, là dấu

mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Nhật, từ giai đoạn hợp tác sang giai đoạn cạnh tranh, thậm chí là xung đột quyền lợi ở khu vực Viễn Đông. Anh và Mỹ là những nước ủng hộ và tiếp sức cho Nhật trong chiến tranh với mong muốn đẩy Nga ra khỏi khu vực ảnh hưởng tại Mãn Châu và Triều Tiên. Nhưng sau trận Đối Mã, thái độ của Anh và Mỹ đối với Nhật Bản đã có sự thay đổi: Anh, Mỹ không muốn Nhật Bản quá mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ ở Đông Bắc Á, cũng không muốn thấy sự tụt dốc nhanh chóng của Nga vì có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Viễn Đông và phong trào cách mạng ở Nga sẽ lan sang các nước châu Âu khác.

Những mâu thuẫn và quan hệ quốc tế phức tạp ở châu Âu trong điều kiện một cuộc chiến tranh thế giới giữa các cường quốc Châu Âu đang đến gần đòi hỏi Anh – Mỹ (ủng hộ Nhật Bản) và Pháp (ủng hộ Nga) phải nhanh chóng giải quyết cuộc chiến trang Nga – Nhật. Thái độ các nước đế quốc đã có sự thay đổi rõ rệt. Thực tế, người Mỹ bắt đầu biểu lộ sự đố kị và nhìn Nhật Bản bằng con mắt e ngại và không ủng hộ. Leonard Wood, nguyên chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng: “Một nền hòa bình trong tình trạng kiệt sức sẽ ngăn cản Nhật Bản trở thành một cường quốc lớn trên thế giới và do đó sẽ ngăn được một mối đe dọa đối với các cường quốc khác ở châu Âu” [9;29]. Kết cục của chiến tranh Nga – Nhật đúng như kịch bản ban đầu của Mỹ. Giai đoạn hợp tác giữa Mỹ - Nhật Bản bắt đầu với Minh Trị duy tân năm 1868, đã kết thúc bằng sự kiện Hiệp ước Portmouth được kí kết. Từ đây, sự cạnh tranh giữa hai quốc gia ở Thái Bình Dương đã gia tăng trong những năm sau.

Chiến tranh Nga – Nhật còn để lại những hệ quả tác động rất lớn đến tình hình thế giới sau này, đó là sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước đế quốc, hình thành các liên minh quân sự và kinh tế ở châu Âu. Đế quốc Đức cho rằng Nga sẽ chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật và sẽ từ bỏ tất cả các hoạt động ở châu Âu, tập trung vào châu Á. Người Đức mong muốn người Nga sẽ chống lại người Anh, từ đó một liên minh Nga – Đức và Pháp sẽ hình thành. Nhưng thất bại của Nga đã làm cho Anh cảnh giác với người Đức. Từ chỗ chỉ cạnh

tranh thương mại, hàng hải thì ở thời điểm này, mâu thuẫn Anh – Đức ngày một tăng nhanh và trở nên gay gắt.

Anh nhận thấy được sự vươn lên không ngừng của Đức và Nga ngày càng lún sâu vào công cuộc xâm chiếm Đông Bắc Á, nên đã có sự thay đổi trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Quan hệ Anh - Pháp từ sự thù địch trong vấn đề tranh chấp quyền lợi ở châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở London. Giới cầm quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn đồng minh của mình là Nga đã và đang rất quân tâm đến vùng Viễn Đông. Xung đột giữa Nga và Nhật đưa đến kết quả Nga thất bại, điều này khiến nước Nga bị suy yếu và khi đó, Pháp nhận thấy rằng cần hướng sự chú ý sang Anh và ngược lại Anh cũng hướng mục tiêu sang Pháp.

Sau chiến tranh Nga cũng thiết lập mối quan hệ với Nhật và Anh. Liên minh quân sự Anh – Pháp – Nga và liên minh kinh tế Anh – Pháp – Mỹ được hình thành, không có sự tham gia của Đức. Điều này khiến Đức cùng các đồng minh của mình là Áo – Hung và Ý xung đột gay gắt với phe Nga – Anh – Pháp. Như vậy chính sách đối ngoại của Nga xuyên suốt từ giai đoạn 1861 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất đã góp phần tạo lập và làm chồng chéo các mâu thuẫn ở châu Âu cũng như trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga hùng mạnh đã tác động sâu sắc đến các nước đế quốc khác ở châu Âu và châu Á, góp phần thúc đẩy sự hình thành các liên minh quân sự đối nghịch nhau. Cùng với các yếu tố khác như mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về thị trường thuộc địa và các cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ XX, đặc biệt là khủng hoảng Balkan và ngòi nổ chiến tranh Serbia, thế chiến thứ nhất đã bùng nổ.

Trong cuộc chiến này, đế quốc Nga đã tham chiến cùng với Anh – Pháp trong phe Hiệp ước đối đầu với phe Liên minh Đức – Áo Hung – Ý. Vương triều của Nga hoàng Nicholas II - vị Sa hoàng đã đẩy nước Nga vào cuộc thế chiến mặc dù chấm dứt sự thống trị của mình vào năm 1917 nhưng chiến tranh thì vẫn tiếp diễn. Cho đến khi kết thúc, chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người chết (trong đó số người

chết của Pháp – 1.386.000, Anh – 900.000, Ý – 500.000, Rumani – 340.000, Serbia – 700.000, Đức – 1.600.000, Áo Hung – 900.000, Thổ Nhĩ Kỳ – 440.000), 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến gây ra là rất lớn (số tiền các nước chi cho cuộc chiến tính theo triệu đô la là: Pháp – 11.208, Anh – 24.143, Mĩ – 17.337, Đức – 19.884 và Áo Hung – 5.438) [1;371].

Toàn bộ nền kinh tế châu Âu tê liệt, ngoài ra rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống… bị phá hủy. Thế giới chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất lịch sử loài người, mà trong đó có phần trách nhiệm lớn do đối ngoại của đế quốc Nga gây nên.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, trong giai đoạn lịch sử từ 1861 đến 1917, chính sách ngoại giao của đế quốc Nga mang những đặc điểm đối ngoại chung của một nước đế quốc. Bên cạnh đó, đối ngoại của đế quốc Nga còn có đặc điểm riêng của một nước phong kiến quân chủ.

Đế quốc Nga đã thực hiện “ngoại giao pháo hạm” – dùng sức mạnh quân sự để giành lợi thế ngoại giao. Đó cũng là một trong những đặc điểm ngoại giao có ở rất nhiều các nước đế quốc khác. Một đặc điểm khác, nước Nga vẫn là nước phong kiến nên quyền lực tập trung trong tay Sa hoàng nhưng đội ngũ cố vấn trong Chính phủ lại có những ảnh hưởng quan trọng đến các quyết sách của Hoàng đế. Các sách lược của Hoàng đế chịu tác động rất nhiều từ Chính phủ, cho thấy đội ngũ này có vai trò rất lớn. Tác động của tình hình cách mạng trong nước cũng có tính quyết định, bởi nước Nga là một quốc gia có phong trào cách mạng lớn mạnh hàng đầu. Đối ngoại bên cạnh việc đối phó với bên ngoài, thì cũng không thế tách rời đối nội. Các yếu tố trên kết hợp với nhau đã cho thấy đặc điểm của đối ngoại Nga phức tạp và sâu sắc.

Chính sách ngoại giao giai đoạn 1861-1917 của đế quốc Nga đã tác động mạnh mẽ không chỉ đối với sự phát triển của đế quốc Nga mà còn đối với châu Á, châu Âu và trong quan hệ quốc tế. Nó chứng minh ảnh hưởng sâu rộng mà

đối ngoại của một cường quốc lớn ở cả hai lục địa Á- Âu gây nên. Trên cơ sở tổng hợp nội dung và những phân tích, đánh giá chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917, đặc điểm và tác động của các chính sách ngoại giao này đã được làm sáng tỏ.

KẾT LUẬN

Nửa cuối thế kỉ XIX, với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp thì chủ nghĩa tư bản đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường thuộc địa khiến cho các cường quốc cạnh tranh khốc liệt hơn. Đối ngoại lúc này trở thành một trong những chiến lược quan trọng, quốc gia nào cũng dốc sức xây dựng các kế hoạch và triển khai nó để đối đầu với các thế lực khác. Nước Nga Sa hoàng cũng không phải ngoại lệ trong vòng xoáy đó.

Đế quốc Nga là một cường quốc với lãnh thổ rộng lớn nằm trên cả hai châu lục Á – Âu, các vương triều phong kiến Nga hoàng đều thực hiện chính sách bành trướng mở rộng lãnh thổ trong suốt tiến trình phát triển của mình. Đến giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, chính sách này vẫn tiếp tục được kế thừa, đó là một trong những điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga. Tuy nhiên trong hoàn cảnh lịch sử mới cũng cần những đối sách mới phù hợp với điều kiện đất nước. Đặc biệt sau thất bại trong chiến tranh Krym (1853-1856), đế quốc Nga phải kí Hiệp ước Paris 1856 khiến Nga mất đi rất nhiều lợi ích và bị cô lập ở châu Âu. Điều này đặt ra cho đế quốc Nga yêu cầu bằng mọi giá phải xóa bỏ được điều khoản của Hiệp ước Paris trong giai đoạn sau.

Sa hoàng Alexander II sau khi lên ngôi đã tiến hành cải cách nông nô năm 1861, giữ được quyền thống trị và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga, từ đó có điều kiện thuận lợi để tiến hành các đối sách ngoại giao. Đối ngoại của một nước quân chủ chuyên chế từ đây có một dấu mốc mới. Bởi trong khi các nước tư bản khác tiến hành cách mạng tư sản và công cuộc thống nhất, đánh đổ sự thống trị của phong kiến, thành lập chính quyền của giai cấp tư sản thì ở Nga, vương triều phong kiến của các Sa hoàng vẫn giữ sự thống trị. Dấu

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)