Đối với sự phát triển của đế quốc Nga

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 78 - 81)

6. Bố cục khóa luận

3.2.1. Đối với sự phát triển của đế quốc Nga

Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga có tác động rất lớn đến sự phát triển của nước Nga giai đoạn 1861-1917. Đối ngoại của Nga đã góp phần bảo vệ anh ninh quốc gia, tối đa hóa lợi ích quốc gia thông qua các con đường hợp tác, cạnh tranh, xung đột và thậm chí là chiến tranh. Mặt khác, đối ngoại Nga cũng để lại nhiều hệ quả tiêu cực.

Ngoại giao Nga từ sau 1861 đã có những đóng góp quan trọng cho quốc gia: Xóa bỏ những điều khoản của hiệp ước kìm hãm sự phát triển; thoát khỏi thế cô lập, khôi phục được ảnh hưởng trong nền chính trị châu Âu; mở rộng bành trướng ở châu Á. Thành tựu đầu tiên về đối ngoại đó là việc Nga tuyên bố không còn bị ràng buộc bởi các điều khoản của hiệp ước Paris 1856 – hiệp ước được ký sau thất bại của Nga trong chiến tranh Krym. Điều đó được hoàn thành qua một quá trình đấu tranh ngoại giao bền bỉ và lâu dài, nhờ những chiến lược khôn ngoan, khéo léo đánh đổ được hệ thống Krym – được ba nước Anh, Áo và Pháp tạo ra nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế.

Từ sau thành quả của việc xóa bỏ hiệp ước Paris 1856, chính sách ngoại giao của đế quốc Nga có những bước tiến đúng đắn và vững chắc. Thắng lợi trong chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và thành tựu trong chính sách bành trướng ở Trung Á đã chứng minh Nga là đế quốc lớn mạnh ở châu Âu và có ảnh hưởng rộng đến những khu vực khác.

Trong giai đoạn khó khăn khi bị liên minh các nước đế quốc châu Âu đe dọa, cùng với sự khó khăn về tài chính không đủ chi tiêu cho quân sự, đế quốc Nga vẫn có giải pháp ngoại giao đúng đắn khi thực hiện chính sách bình định chung châu Âu. Đó là một chính sách hòa bình với mục tiêu kêu gọi các nước đế quốc giải trừ quân bị và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Đó là một tín hiệu tích cực cho hòa bình và ổn định trên thế giới nói chung, và nó còn giúp Nga hoàng Nicholas II bảo vệ đất nước và đưa đế quốc Nga bước qua giai đoạn khó khăn này.

Quá trình bành trướng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á cho đến trước chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) đã mở ra cửa ngõ phía đông để Nga tiến vào khu vực chiến lược quan trọng này. Việc kiểm soát được Triều Tiên và Mãn Châu đã cho thấy vị thế của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á lớn mạnh hơn bao giờ hết. Đế quốc Nga từng bước sáp nhập Mãn Châu và giành được những quyền lợi quan trọng nhất tại Triều Tiên. Một trong những quyền lợi đó là việc Nga chiếm được cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên năm 1897. Việc chiếm được cảng biển Lữ Thuận không bị đóng băng trong mùa đông có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với đế quốc Nga, nó mở đường cho sự phát triển về kinh tế và đặc biệt là an ninh chính trị của Nga ở Đông Bắc Á. Có cảng biển nước ấm là mục tiêu mà các triều đại Nga hoàng tiền nhiệm đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỉ, đến thời điểm này nó đã được hiện thực hóa.

Tuy nhiên sai lầm trong đối ngoại Nga đã được bộc lộ khi chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ và đế quốc Nga là nước bại trận. Thất bại thảm hại của Nga kéo theo việc ký kết Hòa ước Portsmouth, Nga mất lợi ích ở khu vực Đông Bắc Á. Theo thỏa thuận cảng Vladivostok vẫn là của Nga nhưng tầm quan trọng của nó cả về kinh tế và chính trị không còn nữa. Cảng Vladivostok không đủ quan trọng để đe dọa đến an ninh Nhật Bản, vì không phải cảng nước ấm nên thương mại ngưng trệ. Nga vẫn nắm quyền kiểm soát tuyến đường sắt khổng lồ xuyên Siberia với một nhánh quan trọng của nó là Mãn Châu nhưng nó cũng không còn đủ sức để Nga gây ảnh hưởng lên chính quyền Mãn Thanh. Phong trào cách mạng dân tộc ở Trung Quốc đang lên cao có điều kiện để tìm cách giảm bớt vai trò của Nga ở Mãn Châu đến mức thấp nhất. Tất cả các yêu tố này khiến đế quốc Nga trở thành mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc những năm đầu thế kỉ XX.

Nga không những đánh mất lợi ích ở Đông Bắc Á mà còn đánh mất dần vai trò của mình ở lục địa châu Âu. Chính quyền Sa hoàng Nicholas II đã không tính đến rằng để thực hiện được giấc mộng lớn ở Viễn Đông, Nga sẽ phải từ bỏ tất cả ảnh hưởng của mình ở lục địa, đối mặt với nguy cơ đánh mất vị trí đạt

được ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Balkan. Tờ Novoié Vrémia của giới tư bản Nga, ngày 2-10-1901 đã đăng một nhận định rõ ràng: “Việc bảo hộ Mãn Châu sẽ tiêu

tốn của Nga một chi phí khổng lồ và làm cho Nga xao nhãng khỏi các vấn đề khác về phương Đông, Châu Âu và Đông Á” [23;97].

Chính sách Viễn Đông đã biến Nga thành con nợ của các nước đế quốc, đặc biệt của Pháp, với chi phí khổng lồ cho việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia và cho cuộc đối đầu với Nhật Bản ở Đông Á. Trong bài báo đăng trên tờ Tia lửa số 1, tháng chạp năm 1900, Lênin chỉ rõ những hạn chế của nền kinh tế, tài chính Nga bởi những chính sách ở Viễn Đông: “Chính phủ (Nga

hoàng) kí một sắc lệnh mật, cung cấp 150 triệu Rúp cho chiến tranh, ngoài ra, cứ trong ba hay bốn ngày là các chi phí trước mắt cho chiến tranh lại ngốn mất 1 triệu Rúp. Chính phủ Nga hoàng bị nguy cơ phá sản. Sau đó, Nga đã thỏa thuận và đạt được khoản vay từ Pháp là 800 triệu rúp [32;481]. Trong cuốn The Russo- Japanese war in global perspective: World war zero (Chiến tranh Nga – Nhật trong bối cảnh toàn cầu: Chiến tranh thế giới tiền Thế chiến I), giả Boris

Ananich, đã nhắc đến trong bài viết Russian military expenditures in the Russo –

Japanese war, 1904-1905 (Chi phí quân sự của Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật,1904-1905): “Chính phủ Nga hoàng sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt ngân sách vào đầu năm 1905”[37;452].

Chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ, hầu hết các nước đều tin rằng đế quốc Nga sẽ thắng lợi, nhưng kết quả Nga thất bại thảm hại. Để đối đầu với Nhật Bản, đế quốc Nga đã huy động toàn bộ hạm đội của mình, đặc biệt là lực lượng quân đội ở châu Âu. Bộ tham mưu Saint Petesburg đã phải phá vỡ toàn bộ sự chuẩn bị quân sự đang có ở Ba Lan, sử dụng hết những kho vũ khí tốt nhất để trang bị cho quân đội ở châu Âu và gửi hàng trăm nghìn quân lính sang chiến trường Đông Bắc Á. Thất bại của Nga trong cuộc chiến đã làm sụp đổ tất cả và hậu quả rõ ràng là trong nhiều năm tiếp theo Nga phải mất thời gian xây dựng và củng cố lại sức mạnh của mình. Đồng nghĩa với việc tầm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu suy giảm, đó là cơ hội để các đối thủ của Nga ở châu Âu vươn lên mạnh mẽ.

Mặc dù tăng cường quân đội cho cuộc chiến nhưng kết quả hai hạm đội hải quân Nga bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, đã đưa hải quân Nga từ vị trí thứ ba trên thế giới (sau Anh, Pháp) rơi vào tình trạng không thể hoạt động được. Trong nước, sự bất mãn của quần chúng trong nước lên đỉnh điểm đưa đến cuộc cách mạng Dân chủ tử sản Nga (1905-1907), làm cho đời sống chính trị nước Nga có nhiều biến đổi. Trên bài báo Tiến lên số 2 ngày 14-1-1905, Lênin đã có một bài viết nhận định: “Cảng Lữ Thuận thất thủ là một trong những tổng kết

lịch sử vĩ đại nhất về các tội ác của chế độ Nga hoàng” [23;98].

Giai đoạn 1914-1918 chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất lịch sử nhân loại. Đế quốc Nga cũng là một trong những nhân tố gây ra cuộc chiến ấy. Nga tiếp tục liên minh với Pháp, tham gia khối Hiệp ước và tuyên chiến với Đức – Áo Hung. Đến giữa năm 1915, lương thực, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khan hiếm trầm trọng. Hậu quả của cuộc chiến tranh đã làm cho nước Nga kiệt quệ.

Việc Sa hoàng Nicholas II tuyên chiến và tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất là ngòi nổ cuối cùng bùng lên cuộc cách mạng ở Nga. Với thắng lợi của cách mạng tháng Hai đã chấm dứt triều đại phong kiến cuối cùng, chế độ cộng hòa được tuyên bố sau đó đã mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử Nga đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)