Chính sách bình định chung châu Âu

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 51 - 54)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Chính sách bình định chung châu Âu

2.2.1. Mục đích chính sách bình định chung châu Âu

Chính sách bình định chung châu Âu là một trong những chính sách ngoại giao được Sa hoàng Nicholas II tiến hành sau khi lên ngôi năm 1894. Sa hoàng Nicholas II là con của Sa hoàng Alexander III, là vị Sa hoàng cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên chế. Sa hoàng Nicholas II đã tiến hành chính sách đối ngoại bình định chung châu Âu trong bối cảnh đế quốc Nga gặp phải những thách thức, do hệ quả đối ngoại của Nga hoàng Alexander III. Chính sách này hướng đến việc giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, đồng thời kêu gọi các cường quốc châu Âu giải trừ quân bị từng phần và giới hạn những khoản chi tiêu cho quân sự.

Cụ thể, sau những rạn nứt trong quan hệ Nga – Đức từ Hiệp định Berlin (1878), năm 1879 Đức kí với Áo – Hung một hiệp định bí mật nhắm vào Nga. Hiệp ước quy định rằng: Nếu một bên kí hiệp ước bị Nga tấn công thì bên kia có nghĩa vụ giúp toàn bộ binh lực viện trợ [29;436]. Ba năm sau, Ý tham gia liên minh này. Mãi đến năm 1887, Nga mới biết về Hiệp ước bí mật giữa Áo – Hung. Sau đó, Hiệp ước Liên minh tay ba (Đức, Áo - Hung, Ý) đã được ký lại lần thứ ba.

Đáp lại điều đó, chính phủ Nga bắt đầu thân thiện với Pháp, nước đã cho Nga vay những khoản tiền lớn. Tư bản Pháp nhằm vào các công ty đường sắt, công nghiệp luyện kim, than đá và chế tạo máy của Nga, xâm nhập vào Nga thông qua những khoản xuất khẩu tư bản khổng lồ. Số vốn đầu tư của Pháp vào Nga ngày càng tăng: năm 1890 là 66 triệu rúp, năm 1900 tăng lên 226 triệu rúp, chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất đầu tư của các nước khác vào Nga [27;77].

Mùa hè năm 1891, Liên minh Pháp – Nga hình thành. Các đồng minh cam kết “thông báo cho nhau những vấn đề có thể đe dọa nền hòa bình chung” và “thương lượng về những biện pháp mà cả hai chính phủ phải tiến hành lập tức và đồng thời” trong trường hợp một trong hai bên bị đe dọa tấn công. Tháng 8-1892, Hiệp định quân sự bí mật Pháp – Nga được ký kết. Hiệp định này được

phê chuẩn năm 1893, nó quy định hành động phòng thủ chung trong trường hợp một trong hai bên bị các cường quốc thuộc “Liên minh tay ba” tấn công [10;284]. Lực lượng của hai nước để chống Đức được quy định: Pháp phái đủ 1.300.000 quân, Nga có đủ 700.000 hay 800.000 người [18;16].

Sau khi lên cầm quyền, Sa hoàng Nicholas II đã tuân thủ các chính sách của cha mình, củng cố Liên minh Nga – Pháp nhưng Nga luôn ở trong thế yếu hơn vì là con nợ (đặc biệt sau khi thực hiện việc xây tuyến đường sắt khổng lồ xuyên Siberia đến Vladivostok). Pháp cũng thường áp đặt những điều kiện của mình khi cấp cho Nga những khoảng đầu tư lớn.

Ảnh hưởng của Nga giai đoạn này ở châu Âu càng ngày càng yếu đi, bởi vậy Nicholas II đã theo đuổi chính sách bình định chung châu Âu. Thêm vào đó, nước Nga đang gặp khó khăn lớn về tài chính lại phải đối mặt với nhu cầu chi tiêu khổng lồ cho quân sự. Năm 1898, theo thông tin Bộ trưởng chiến tranh Kuropatkin báo với Mikhail Nikolayevich Muravyov - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga, Áo tái trang bị và tăng cường pháo binh. Để chống lại mối đe dọa từ Áo, đế quốc Nga cần tái trang bị pháo binh, nhưng lúc này Nga lại đang phải tập trung cho việc tái vũ trang cho toàn thể bộ binh, không thể cùng lúc tiến hành hai việc này. Do vậy, một giải pháp cần thiết nhất với Nga lúc này là thuyết phục nước Áo từ bỏ chương trình tái vũ trang quân đội, bằng cách kêu gọi các nước đế quốc khác tham gia thiết lập một công ước hòa bình.

Như vậy, xuất phát từ những khó khăn về tài chính, sự yếu thế về quân sự và tầm ảnh hưởng ở châu Âu ngày càng bị hạn chế, Nga hoàng Nicholas II đã tiến hành chính sách bình định chung châu Âu. Mục đích của chính sách này là hướng đến việc giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình dường như cho thấy đế quốc Nga có những động thái tích cực, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu. Nhưng thực chất nó xuất phát từ mưu đồ chính trị của đế quốc Nga, cho thấy những toan tính chiến lược mà chính quyền Nga hoàng Nicholas II thực hiện trong giai đoạn hiện tại và cho cả những tham vọng về sau. Định hướng này đã mở ra thời cơ tốt cho đế quốc Nga ổn định và phát triển lớn mạnh.

2.2.2. Kết quả của chính sách bình định chung châu Âu

Với mong muốn tìm kiếm các giải pháp giải quyết các xung đột giữa các quốc gia mà không cần sử dụng lực lượng quân sự, chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang, ý tưởng về tổ chức Hội nghị hòa bình thế giới được Sa hoàng Nicholas II đưa ra ngày 29/08/1898. Ngày 18/05/1899 Hội nghị hòa bình thế giới lần thứ nhất đã được nhóm họp tại La Haye (viết theo tiếng Pháp), (Hague viết theo tiếng Anh), (Den Haag theo tiếng Hà Lan) của Hà Lan 6 dưới sự chủ trì của Sa hoàng Nicholas II và ông Mikhail Nikolayevich Muravyov - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga. Có 26 quốc gia đã tham dự hội nghị bao gồm các nhà lãnh đạo của Bắc Mỹ và Nam Mỹ, vua Nam Tư, Hoàng đế của đế quốc Ottoman, Quốc vương Thái Lan, đại diện của Thanh Triều (Trung Quốc) [30,6].

Hội nghị hòa bình La Haye lần thứ nhất đã thảo luận rất nhiều vấn đề liên quan đến chiến tranh cũng như giải quyết các xung đột giữa các quốc gia. Kết quả của hội nghị là sự ra đời của Công ước La Haye 1899 (còn được gọi là Công ước La Haye I). Công ước La Haye 1899 được ký kết vào ngày 29/07/1899 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04/09/1900. Nội dung cơ bản của Công ước La Haye năm 1899 tập trung vào vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Một trong những nội dung cơ bản của Công ước là quy định về việc thành lập Tòa trọng tài thường trực với tư cách là một thiết chế quốc tế giúp các quốc gia có tranh chấp có thể giải quyết các tranh chấp của mình theo phương pháp hòa bình. Trên cơ sở của Công ước La Haye 1899, Tòa trọng tài thường trực đã được thành lập vào năm 1900, có trụ sở chính tại cung điện Hòa Bình, thành phố La Haye của Hà Lan [30;6].

Mặc dù đã có những thành quả nhất định, nhưng kết quả của hội nghị ít hơn mong đợi do sự ngờ vực lẫn nhau tồn tại giữa các cường quốc. Tuy nhiên, các Công ước La Haye là một trong những tuyên bố chính thức đầu tiên về luật chiến tranh. Năm 1901, Sa hoàng Nicholas II và nhà ngoại giao nổi tiếng người Nga Friedrich Martens đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình vì sáng kiến triệu tập Hội nghị Hòa bình La Haye và góp phần thực hiện nó.

Chính sách bình định chung châu Âu không những đem đến danh tiếng cho Sa hoàng Nicholas – vị Hoàng đế được tung hô vì những nỗ lực cho hòa bình châu Âu, mà còn mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể. Nó đã giúp Nga tránh được xung đột với các nước đế quốc thù địch ở châu Âu trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất lúc này. Với chính sách bình địch chung châu Âu, đế quốc Nga đã có những được điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quân sự cho những tham vọng về sau.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)