6. Bố cục khóa luận
1.3. Nhân tố chủ quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga
1.3.1. Truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga
Đế quốc Nga là một trong những đế quốc có bề dày lịch sử đồ sộ và truyền thống lâu đời của thế giới. Về đối ngoại, đế quốc Nga đã tiến hành bành trướng mở rộng lãnh thổ cùng với can thiệp chính trị và chiến tranh để bảo vệ, giành giật quyền lợi trong khu vực và trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa bài ngoại cũng là một đặc điểm quan trọng ở nước Nga quân chủ. Truyền thống đối ngoại của Nga xuất phát từ tham vọng xây dựng một đế quốc Nga hùng mạnh của các Sa hoàng. Nó cũng chịu ảnh hưởng từ những đặc điểm bất lợi về địa lý và sự lạc hậu về kinh tế, điều đó đã cản trở sự phát triển của đế quốc Nga từ những giai đoạn lịch sử đầu tiên của đế quốc.
Đế quốc Nga tuy là nước có diện tích rộng mênh mông, lãnh thổ tiếp giáp biển nhưng không có cảng thông ra biển ấm. Trong nhiều thế kỉ, các vị vương công Moskva luôn nỗ lực tìm một con đường thuận tiện ra biển nhưng đều không có kết quả. Một đế quốc phụ thuộc nhiều vào biển như đế quốc Nga lại không có cảng thông ra biển ấm chẳng khác gì một người khổng lồ không có buồng phổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và hạn chế sự phát triển của đất nước vì nó ngăn không cho Nga tiếp cận ảnh hưởng của các thành tựu kinh tế - văn hóa bên ngoài. Bị lạc hậu về văn hóa, nghèo đói về kinh tế, yếu thế về quân sự và lại bị cô lập về địa lý đã đe dọa đến vai trò chính trị của đé quốc Nga ở châu Âu.
Một trong những vị Sa hoàng vĩ đại của đế quốc Nga - Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725), sau khi lên ngôi và tuyên bố tạo lập một nhà nước chuyên chế, đã mở đầu cho sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế Nga. Sa hoàng Pyotr Đại đế sinh ra trong hoàn cảnh Nga chìm trong mê muội, có nhiều tài nguyên nhưng không tận dụng được. Chính ông đã nhận xét: “Nga được ưu đãi
hơn bất kì nước nào khác về kim loại và mỏ, mà cho đến nay vẫn không ai tìm được cách khai thác” [25;6]. Đế quốc Nga tiến những bước chậm chạm và bị
Truyền thống về đối ngoại của Nga đã được kế thừa và được bồi đắp qua rất nhiều các triều đại Nga hoàng. Nhưng có thể thấy những ảnh hưởng mạnh mẽ của nó từ triều đại Pyotr I Đại đế. Hoạt động đối ngoại ở thời kì Nga hoàng Pyotr I cầm quyền là một trong những vấn đề chủ chốt mà nó chi phối hầu như toàn bộ chính sách trong các thời kỳ sau, đặc biệt trong giai đoạn 1861-1917. Các cuộc chiến tranh ở miền Bắc nước Nga và động thái xâm nhập phương Đông là những chính sách đối ngoại chủ yếu của Nga hoàng Pyotr I. Từ năm 1699, cuộc chiến tranh giành bờ biển Baltik đã được đế quốc Nga tiến hành. Với sức mạnh về quân sự cùng những tính đoán đúng đắn của Pyotr Đại đế, quân đội nga đã giành những thắng lợi quan trọng trước các nước thù địch. Chiến tranh kéo dài 21 năm kết thúc, Nga chiếm lại các lãnh thổ xa xưa của mình, chiếm được phần lớn Latvia và Estonia – đều là những vùng đất chiến lược quan trọng. Những thắng lợi trên đã củng cố vững chắc vị thế của Nga ở Baltik. Thượng viện tấn phong Pyotr I làm Hoàng đế. Nhưng vấn đề Baltik chưa phải toàn bộ chính sách đối ngoại của Nga.
Pyotr Đại đế nhận thức rõ rằng, sự giàu có của đất nước không chỉ phụ thuộc vào việc buôn bán với các nước phương Tây mà buôn bán với các nước phương Đông cũng đem lại nguồn lợi to lớn. Trong khi chiến tranh miền Bắc còn đang diễn ra, Pyotr I đã tìm cách khai thác đường sang Ấn Độ. Những quyền lợi buôn bán và nhu cầu củng cố biên giới phía đông nam là nguyên nhân chiến tranh Nga – Ba Tư (1722-1724). Trong cuộc chiến này, Nga giành thắng lợi và theo hòa ước Saint Peterburg, tất cả các lãnh thổ dọc bờ Tây và Nam biển Caspien được cắt cho Nga [10;174].
Triều Đại Ekaterina II, trị vì từ 1762 đến 1796, là một triều đại tiếp tục kế thừa những định hướng trong đối ngoại của giai đoạn trước. Ekaterina đã thành công trong cuộc chiến chống Đế quốc Ottoman và nâng cao ranh giới phía nam của Nga với Biển Đen. Sau đó, bằng âm mưu với những người cai trị của Áo và Phổ, bà kết hợp các lãnh thổ của Thịnh vượng chung Ba Lan - Litva trong các Phân vùng Ba Lan, đẩy biên giới Nga về phía tây vào Trung Âu. Vào thời điểm
cái chết của bà vào năm 1796, chính sách mở rộng của Ekaterina đã biến Nga thành một cường quốc lớn của châu Âu
Nga hoàng Alexander I lên ngôi năm 1881, vừa tiến hành đối nội giải quyết các hệ quả của sự mở rộng chế độ nông nô dưới triều Ekaterina II, vừa chú trọng đối ngoại trong giai đoạn cao trào cách mạng ở châu Âu. Sau khi cách mạng Pháp bùng nổ cuối thế kỉ XVIII, cuộc đấu tranh chống cách mạng tư sản Pháp trở thành đường lối chính trong đối ngoại của chế độ chuyên chế. Đối ngoại của Nga khiến chế độ Nga hoàng biến thành “sen đầm châu Âu”. Đế quốc Nga đã tiến hành chiến tranh với Thụy Điển từ tháng 2-1808 và giành thắng lợi, Phần Lan bị sáp nhập vào Nga dưới tên ‘Đại công quốc Phần Lan”. Tiến hành sáp nhập Gruzia và Bắc Azerbaijan vào Nga.
Đế quốc Nga cùng với Anh và Áo, là những nước mạnh nhất và đã góp công lớn trong chiến thắng Napoleon I, do vậy Nga cùng với hai đế quốc còn lại có vai trò chính và quyết định trong hội nghị Viên (1815) - hội nghị nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới. Thông qua đó, đế quốc Nga bộc lộ ý định bành trướng, tăng cường sự ảnh hưởng của mình.
Để có thể bành trướng ở Tây Âu, Nga hoàng Alexander I chủ trương duy trì hai nước lớn mạnh là Áo và Phổ. Đó sẽ là hai lực lượng đối trọng cạnh tranh nhau. Ngoài việc tìm cách tránh khỏi sự đe dọa của Pháp, Nga hoàng lại không muốn để cho Pháp bị hạ uy thế quá mức và quá yếu làm mất đi khả năng thu hút lực lượng của các quốc gia Đức về phía Tây. Ở Đông Âu, Nga muốn chiếm hầu như toàn bộ công quốc Vacsava. Để thực hiện tham vọng này, Nga hoàng hứa ban hành ở Ba Lan một hiến pháp hạn chế và cho phép lập quân đội để lôi kéo một bộ phận quý tộc Ba Lan.
Áo và Phổ chống lại âm mưu của Nga hoàng, không muốn mang lại quyền tự trị dù là hạn chế cho những vùng đất Ba Lan mà hai nước muốn chiếm giữ cho mình. Để được sự đồng tình của Phổ trong việc giành cho Nga phần lớn đất Ba Lan, Nga hoàng hứa ủng hộ tham vọng của Phổ đối với toàn bộ Xacxonhi (là đồng minh và chư hầu của Napoleon I). Tuy nhiên đế quốc Nga đã đạt được
mục đích của mình. Theo điều khoản của Hội nghị Viên: Nga được phần lớn đất đai Ba Lan, giữ được Phần Lan và Betxarabi đã sáp nhập từ trước [15;50]. Để củng cố và thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Viên, bảo vệ chế độ chuyên chế, giáo hội và các nền tảng khác của thế lực phong kiến phản động ở châu Âu, vua Alexandre I đã đề nghị các nước đứng đầu thành lập “Đồng minh Thần thánh” chống lại các phong trào cách mạng và các phong trào dân tộc.
Truyền thống đối ngoại tiếp tục được kế thừa trong giai đoạn cầm quyền của Sa hoàng Nicholas I. Chính phủ Nga tiếp tục đường lối mở rộng lãnh thổ. Chiến tranh Nga – Iran (1826-1828) bùng nổ, quân Nga giành thắng lợi, một hòa ước được kí 10-2-1828: Đông Armenia bị sáp nhập vào Nga; Iran phải bồi thường 20 triệu rúp; thương nhân Nga được ưu đãi trong việc buôn bán với Iran, tàu thuyền Nga được tự do đi lại ở biển Caxpien [15;59]. Trong khi chiến tranh với Iran đang tiếp diễn, Nga tiếp nhận yêu cầu viện trợ quân sự cho những người yêu nước Hy Lạp đang đấu tranh chống ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 14/4/1828, Nicholas I tuyên chiến với Thổ và giành thắng lợi. Tháng 9- 1829, một hòa ước được kí ở Adrianopol: Nga được bờ biển Đen, từ cửa sông Kuban đến cảng Saint Nikolai [10;235].
Trong những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, Chính phủ Nga hoàng tiếp tục đóng vai trò “cảnh sát” châu Âu, can thiệp vào Pháp khi cuộc cách mạng 1830 nổ ra ở nước này. Tiếp đó, đế quốc Nga đàn áp khởi nghĩa Ba Lan (1830), đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Hunggari, đã đẩy lùi phong trào cách mạng của các dân tộc trong đế quốc Áo, ngăn cản sự thống nhất Đức và hai lần chuẩn bị dập tắt cách mạng Pháp. Chiến tranh Krym là sự kiện chính trị lớn cuối cùng thể hiện những tham vọng của triều đại Nicholas I nói riêng, cũng như thể hiện truyền thống đối ngoại của các triều đại Nga hoàng trong giai đoạn trước.
Có thể thấy, trải qua các giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga – chính sách bành trướng và chiến tranh đã được thể hiện và trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của các triều đại Nga hoàng. Là một cường quốc rộng lớn nên Nga cần có nhiều nguồn lực để xây dựng đất
nước. Đế quốc Nga cũng không thể tránh khỏi việc bị các cường quốc khác tranh chấp các quyền lợi kinh tế - chính trị, điều đó thúc đẩy đế quốc Nga bành trướng mở rộng lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi của mình trên phạm vi quốc tế. Truyền thống đối ngoại này tiếp tục được kế thừa trong giai đoạn 1861-1917, một giai đoạn cực kì biến động và phức tạp của lịch sử thế giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.