6. Bố cục khóa luận
2.4. Tham gia khối Hiệp ước và Chiến tranh thế giới thứ nhất
2.4.2. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất của lịch sử loài người, là cuộc chiến tranh nhằm chia lại thế giới giữa các nước đế quốc. Tham gia cuộc chiến này, chính phủ Nga hoàng muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong nước, củng cố lại địa vị của mình trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể chính phủ Nga hy vọng sẽ thực hiện được những mục đích của mình ở Balkan và Cận Đông, nơi mà ảnh hưởng của Đức và Áo – Hung đang phát triển. Nga muốn sáp nhập Galixi vào mình, phân chia Thổ Nhĩ Kỳ, xâm chiếm Constantinople và eo biển Hắc Hải, bên cạnh đó còn mở đường để đế quốc Nga tiến ra Địa Trung Hải.
Tuy nhiên mọi cố gắng của Nga nhằm được tự do đi lại qua các eo biển không kết quả. Các đồng minh không ủng hộ Nga và nước Nga chỉ là đồng minh không bình đẳng trong khối Hiệp ước. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối và âm mưu của các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng ảnh hưởng của vùng Balkan làm cho tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh Balkan (1912-1913) là màn đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh chưa nổ ra ngay vì các bên đều chưa sẵn sàng.
Đến năm 1914, tình hình dường như đã chín muồi. Tháng 6-1914, chính phủ Áo – Hung tổ chức một cuộc tập trận ở Boxnia. Thái tử Áo – Hung là
Ferdinand bị ám sát ở Sarajevo (Bosnia). Sự kiện này được Áo – Hung, có sự ủng hộ của Đức, dùng làm cớ để gây chiến. Ngày 28-7, quân Áo nã pháo vào Beograd, khởi chiến chống Serbia. Ngày 30-7, Nga tuyên bố tổng động viên. Đức lập tức đòi Nga bãi bỏ lệnh tổng động viên nhưng Nga từ chối. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp. Hôm sau, ngày 4-8 Anh tuyên bố tham chiến. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bùng nổ.
Trong những ngày đầu tiên của chiến tranh, cuộc tấn công của Đức ở Mặt trận phía Tây rất thành công. Paris nhanh chóng bị đe dọa. Để giúp các đồng minh, Nga buộc phải mở cuộc tấn công Mặt trận phía Đông, tấn công ở Đông Phổ trước khi kết thúc tổng động viên. Để thu hút một phần quân Đức đang tiến đến Paris, hai tập đoàn quân Nga tiến vào Đông Phổ. Các cuộc tấn công ban đầu của quân Nga đã thắng lợi: đánh lui quân đội Áo – Hung tại Galisia và quân Đức tại Đông Phổ, Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga. Để cứu nguy cho tập đoàn quân số 8 của mình đang phòng thủ ở Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8, quân Đức đã đánh tan nát quân Nga ở trận Tannenberg. Đế quốc Nga mất 30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ có 3.436 người chết và 6.800 người bị thương [18;33].
Trong các tháng 8, 9-1914, cuộc tấn công của Nga bị chặn lại, quân Nga buộc phải rút khỏi lãnh thổ Đức, nhưng các đồng minh của Nga đã đạt được mục đích – Đức đã phải chuyển những lực lượng lớn từ Mặt trận phía Tây sang phía Đông. Nhờ vậy, quân Anh – Pháp đã giành thắng lợi trong trận đánh nổi tiếng trên sông Maine, Paris được cứu thoát.
Quân Nga sau thắng lớn ở Galisia, họ đã đuổi quân Áo đến tận Carpat, pháo đài lớn nhất của Áo – Peremysen đầu hàng ngày 9-3-1915. Quân Áo thiệt hại nghiêm trọng và không còn khả năng độc lập chiến đấu. Nhưng theo yêu cầu của quân Đồng minh, quân Nga phải ngừng tấn công ở Galisia và chuyển ba tập đoàn quân từ đó đến vùng Warszawa. Từ đây, họ định dùng những lực lượng lớn tấn công vào Berlin. Quân Nga đã đánh bại các tập đoàn quân số 9 của Đức
và số 1 của Áo – Hung ở gần Warsazawa và Ivangorod. Lợi dụng lúc quân Anh – Pháp không hoạt động trên mặt trận phía Tây, Bộ chỉ huy Đức điều những lực lượng lớn sang phía Đông vào tháng 11-1914 rồi bất ngờ bao vây tập đoàn số 2 của Nga ở Lotz. Nhờ có tinh thần cảnh giác và linh hoạt, quân Nga đã không bị mắc mưu và còn bao vây trở lại quân Đức. Một lần nữa, Nga lại đỡ đòn cho quân Đồng minh, buộc Bộ chỉ huy quân Đức phải ngừng tấn công ở Dunkerque.
Năm 1915, quân Nga tiếp tục tấn công thằng lợi ở vùng Karpat. Đến mùa xuân, sau khi chiếm các đường qua núi, họ chuẩn bị vượt biên giới Hungary để bẻ gãy hoàn toàn sự kháng cự của Áo – Hung. Do ảnh hưởng của những thắng lợi mà Nga mang lại, tháng 5-1915, Ý tham chiến ở phe Hiệp ước. Như vậy, những tác động tích cực của Nga trong cuộc chiến đã mang lại lợi ích cho phe Hiệp ước, bằng chứng là sự giải nguy Pháp của Nga và thêm một quốc gia nữa là Ý gia nhập phe Hiệp ước.
Ở mặt trận phía Tây trong những năm 1915-1916 không có một chuyển biến quan trọng nào lớn, mặt trận chính chuyển sang phía Đông. Đức dồn sức sang phía Đông mong đè bẹp Nga vì Đức ho rằng nước Nga Sa hoàng là một khâu yếu trong hàng ngũ các nước Hiệp ước. Tháng 5-1915, tập đoàn quân số 11 của Đức do Makenden chỉ huy và tập đoàn quân số 4 của Áo – Hung bắt đầu tấn công vùng Gorlisa. Ở khu vực trọng điểm, quân địch có ưu thế gấp đôi về bộ binh, còn vũ khí hạng nặng gấp hàng chục lần. Binh lính Nga đã chiến đấu kiên cường, nhưng quân đội yêu thế hơn. Bộ chỉ huy Nga quyết định rút khỏi Ba Lan. Năm 1915, tuy phe Liên minh thắng lớn, song không đạt được kết quả hoàn toàn vì không đè bẹp nổi Nga. Sang năm 1916, mặt trận chính không cố định, khi chuyển sang phía Đông hai bên đều tổn thất binh lực. Đến cuối năm 1916, chiến tranh ngày càng ác liệt nhưng cả hai bên đều không giành được thắng lợi mặc dù lợi thế nghiêng về phe Hiệp ước. Trong khi đó, chiến tranh đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và của đối với nước Nga nói riêng.
Do chính sách tham chiến là không phù hợp, nền kinh tế của Nga rơi vào tình trạng kiệt quệ, dân chúng khốn cùng. Những thất bại nặng nề trước quân
Đức trên mặt trận gây bất mãn cao độ trong đội ngũ quân nhân. Quân lính Nga đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga quá lớn, trong chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6-1916 chống quân Áo – Hung ở Galisia cũng bị các sĩ quan cao cấp khác ghen ghét không chịu hợp tác. Chính phủ Nga hoàng tỏ rõ yếu kém trong việc giải quyết tình trạng khủng hoảng vũ khí trong quân đội, các nước đồng minh cũng tìm cách cách gây khó khăn để làm suy yếu Nga, vị thế của đế quốc Nga suy giảm.
Ngoại giao Nga gặp vô vàn thách thức trong việc giải quyết những khó khăn đó. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có một hướng đi mới đúng đắn dưới sự chỉ huy của một chính quyền mới sáng suốt hơn. Lịch sử Nga bước sang một mốc mới với cuộc cách mạng dân chủ tư sản do Krenxki đứng đầu. Sa hoàng Nicholas II phải thoái vị, chấm dứt triều đại quân chủ chuyên chế cuối cùng. Nước Nga bước sang một giai đoạn lịch sử mới với sự tuyên bố thành lập một nước cộng hòa 8-1917.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, trong giai đoạn 1861 – 1917, đế quốc Nga đã tiến hành rất nhiều các đối sách ngoại giao trên cả hai lục địa Á – Âu. Đối ngoại của đế quốc Nga được thực hiện trong giai đoạn cực kì biến động của lịch sử thế giới cận đại, thời kì đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đế quốc và những tranh chấp quyền lợi quyết liệt trên phạm vi thế giới. Trong bối cảnh đó, đối ngoại của Nga vừa phải giải quyết những hệ quả tiêu cực từ sai lầm trong quá khứ, vừa hướng đến mục tiêu bành trướng để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Mỗi chính sách phục vụ cho những toan tính của chế độ phong kiến Nga hoàng cũng như phục vụ cho sự phát triển của đế quốc Nga hùng mạnh. Trong các điều kiện, trong các mối quan hệ quốc tế phức tạp khác nhau, đối ngoại Nga đã có những điều chỉnh và định hướng mới để phù hợp và tối đã hóa lợi ích có thể đạt được. Đối ngoại Nga đi từ chính sách phục hồi vị thế sau thất bại trong quá khứ; tránh sự tranh chấp ở khu vực châu Âu khi bị cô lập; hướng đến châu
Á - vùng đất quan trọng cả về địa chính trị để giành giật và khẳng định tầm ảnh hưởng của mình; tham chiến trong một cuộc thế chiến để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước và mở rộng bành trướng . Điều đó thể hiện trong sự linh hoạt của các chính sách ngoại giao của chính quyền Nga hoàng, mang lại những lợi ích tích cực và đồng thời cũng để lại hệ quả tiêu cực đối với nước Nga trong giai đoạn này.
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917