Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 32)

6. Kết cấu khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới, hiện nay việc kinh doanh tour du lịch ghép đã và đang trở nên rất phổ biến.

Các hãng du lịch nổi tiếng trên thế giới đã quảng bá và xây dựng những chương trình du lịch, bán tour ghép trên rất nhiều các phương tiện. Điển hình như website của tập đoàn du lịch TUI (website:www.TUI.com) là tập đoàn du lịch lớn nhất thế giới, TUI Group đã xây dựng hệ thống và bán những chương trình du lịch ghép mang tính chất toàn cầu đến hầu hết quốc gia trên thế giới.

Họ đã cho xây dựng những video chuyên nghiệp về những điểm đến trong hành trình, xây dựng và viết những bài đánh giá về các điểm đến du lịch, những trải nghiệm cho khách du lịch khi sử dụng tour ghép đó.

Expedia là kênh OTA - công ty du lịch lớn nhất trên thế giới. Trên thực tế, Expedia đã dẫn đầu danh sách Top Travel Company do Travel Weekly – tạp chí du lịch danh tiếng nhất thế giới bình chọn vào năm 2013. Expedia đã thiết kế và xây dựng các chương trình tour ghép đa dạng, phong phú và được coi là đơn vị kinh doanh tour ghép có số lượng chương trình nhiều nhất trên thế giới. Với số lượt xem các chương trình tour ghép, đặt tour với tốc độ hơn 200 lượt đăng ký số lượng tour và dịch vụ bổ xung trên một giờ đồng hồ. Tính chuyên nghiệp về chương trình, mạng lưới đại lý được xây dựng tại hơn 70 quốc gia đã giúp cho việc kinh doanh tour ghép của Expedia trở thành một trong những công ty lữ hành kinh doanh tour ghép phát triển bậc nhất trên thế giới. Ngoài hai công ty điển hình trên còn có các công ty du lịch lớn khác hiện tại đang kinh doanh tour ghép như: Viator Travel, AdventureFinder Tourism, Responsive Travel…

Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh tour ghép trên đã cho ra liên tục những chính sách ưu đãi về chương trình khuyến mại, các chương trình quà tặng và các cuộc thi tìm hiểu về các địa điểm du lịch đến trong hành trình tour ghép, điển hình như chiến lược tổ chức cho khách du lịch tham gia các trò chơi về trải nghiệm làm những sản phẩm truyền thống của các quốc gia, sau đó mời những chuyên ra đánh giá về sản phẩm của khách hàng sau khi đã trải nghiệm và trao giải cho cuộc thi đó. Chương trình được tổ chức đã thu hút được rất nhiều sự tương tác của các khách hàng, đạt hiệu quả cao về mức lợi nhuận từ loại hình tour du lịch ghép.

1.2.2. Tại Việt Nam

1.2.2.1. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc kinh doanh tour du lịch ghép có thể nói đang trở thành sản phẩm tour không thể thiếu đối với các công ty lữ hành. Đối với các đơn vị lữ hành lớn tại Việt Nam như Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

(Saigon Tourism), Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Vietravel… Họ đã chia mảng khách lẻ, khách ghép đoàn thành một khối kinh doanh, ví dụ: tại Vietravel đã phân ra khách du lịch thành các khối khác nhau như: khối kinh doanh khách du lịch lẻ, khối kinh doanh du lịch khách đoàn… Việc chia như vậy đã cho thấy sự quan trọng và ảnh hưởng của khách du lịch lẻ, yếu tố quan trọng nhất của một tour du lịch ghép. Việc đa dạng các hình thức quảng bá và giới thiệu các chương trình tour ghép khởi hành theo ngày, tuần đã thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Một số chương trình quảng bá, giới thiệu nổi tiếng phải kể đến như chương trình tour ghép “Việt Nam dưới cánh chim

bay” của công ty Vietravel đã thu hút và là chương trình tour ghép bán hết số

lượng đặt chỗ nhanh nhất của công ty. Chương trình đã thu hút được rất đông các khách du lịch tham gia và được coi là chương trình mang lại nhiều điều trải nghiệm và tạo được ấn tượng lớn đối với khách hàng.

Việc tổ chức được các tour ghép đã mang lại lợi nhuận không nhỏ và đối với một số đơn vị kinh doanh thì kinh doanh tour ghép còn là hoạt động kinh doanh chính của công ty từ đó đã tạo ra được sự chuyên nghiệp và uy tín của các đơn vị. Có thể kể đến một số công ty lữ hành chuyên kinh doanh tour ghép đó là: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Du lịch PYS (PYS Travel), Công ty Lữ hành quốc tế IONETOUR VIỆT NAM - MALAYSIA (IONE Tour),… là những đơn vị chuyên nhận và tổ chức tour du lịch ghép khách với số lượng lớn, chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Tuy nhiên một điều đặc biệt là thị trường khách đi tour ghép thường là các khách hàng đến từ những thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư. Đây cũng là một hạn chế mà thị trường khách tour ghép có sự thuận lợi hơn ở những thành phố lớn, còn với các tỉnh lẻ thì đây cũng được cho là hạn chế về mặt thị trường. Từ đó cho thấy các công ty trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải có những nghiên cứu, chính sách để phát triển làm sao phù hợp với từng đặc điểm về vị trí của địa hình.

Với những ưu thế về đặc điểm, điểm mạnh của hình thức tour du lịch ghép đã mang lại cho thấy việc các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc đầu tư, xúc tiến, xây dựng các

chương trình tour ghép ngày càng đa dạng, phù hợp và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Qua đó mang lại được thêm những nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty lữ hành và góp phần làm phát triển hình ảnh, kinh tế của nước nhà.

1.2.2.2. Tại Phú Thọ

Hiện nay tại Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp, công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng đã kinh doanh hình thức tour du lịch ghép qua đó cũng cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã bắp kịp với xu thế kinh doanh của ngành du lịch, tạo ra tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch của tỉnh. Một số công ty đã và đang thực hiện kinh doanh các chương trình đó là: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương mại và Du lịch Thái Bình Dương với các chương trình du lịch ghép khách trong nước và quốc tế, chương trình ghép khách khởi động thứ 6 hàng tuần của Công ty Cổ phần Tổ chức Sự kiện và Du lịch Hạo Nhiên (Hạo Nhiên Tours and Events) với điểm đến là Hà Giang cũng đang thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Du lịch Hàng không Hoàng Lộc Phát thương hiệu Hoàng Lộc Phát Travel có chương trình khởi động tour du lịch có điểm đến là các địa bàn du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: Quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, Làng cổ Hùng Lô, cùng với đó là các chương trình tour ghép của các công ty Thành Đô Travel, Bình Minh Travel, Việt Trì Tourism…. Những chương trình trên đã nhận được sự tương tác của rất nhiều khách du lịch trên địa bàn, điển hình như chương trình “Khám phá vùng cao nguyên đá” được đánh giá là một chương trình có chất lượng tốt bởi nhiều khách hàng đã tham gia và sử dụng dịch vụ của sản phẩm.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả đã nêu ra được những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, các khái niệm liên quan về thị trường, phát triển thị trường, tour du lịch ghép. Hình thức kinh doanh du lịch ghép đang được quan tâm, đầu tư phát triển bởi đây là hình thức đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ mức lợi nhuận, có

nhiều ưu điểm hơn so với các thức kinh doanh tour du lịch truyền thống. Cùng với sự phát triển của hình thức tour du lịch truyền thống thì việc phát triển tour du lịch ghép mang lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo công ăn, việc làm, đem lại thu nhập, cải thiện đời sống dân sinh của địa phương và quốc gia. Thông qua việc nghiên cứu, phát triển thị trường, các công ty doanh nghiệp lữ hành trên có thể tìm ra được những ưu điểm, hạn chế trong tình hình kinh doanh hiện tại, từ đó là tiền đề để phân tích thực trạng việc sử dụng các giải pháp nhằm phát triển thị trường tour du lịch ghép tại tỉnh Phú Thọ.

Chương 2

THỰC TRẠNG KINH DOANH TOUR DU LỊCH GHÉP TẠI PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các loại hình du lịch sinh thái phát triển. Đó là hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ. Phú Thọ là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, hệ động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; đầm Ao Châu, đầm Vân Hội đẹp tựa bức tranh thủy mặc in bóng những rừng cọ, đồi chè…

Ở Phú Thọ, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm một số loại hình như Hát Xoan Phú Thọ - di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rền... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga… Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 174 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long

Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu, có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.

Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình như Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cương, Lâu Thượng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Có thể nhận thấy, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. Các lễ hội có những nét đặc trưng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội). Ngoài các lễ hội đặc sắc trên, Phú Thọ còn có hội mở cửa rừng, hội đánh cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của người Mường, hội rước Ông Khiu, Bà Khiu… đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.

2.1.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch a. Hệ thống giao thông a. Hệ thống giao thông

Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được

phân bố tương đối đều, hợp lý, khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Phú Thọ có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã, có đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai chạy qua và được coi là huyết mạch giao thương kinh tế của các tỉnh Phía Bắc.

Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy của Phú Thọ cũng có nét đặc sắc riêng. Địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt 32 quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai đoạn qua Phú Thọ dài 74.9 km, góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì; cùng với một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa... chảy qua các huyện, thị xã – tất cả tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.

b. Hệ thống nhà hàng, khách sạn

Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà hàng, khách sạn. Khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.

c. Các yếu tố nguồn lực khác

Theo số liệu thống kê, năm 2019 toàn tỉnh có gần 750.000 người trong độ tuổi lao động (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 49%. Đặc điểm chung của lao động Phú

Thọ là cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng. Phú Thọ có 2 trường đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho tỉnh. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi trường đầu tư luôn được cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Phú Thọ năm 2019 xếp thứ 40/63 tỉnh thành) nên Phú Thọ đã thu hút nhiều dự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)