Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại Phú Thọ

2.1.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

a. Hệ thống giao thông

Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được

phân bố tương đối đều, hợp lý, khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Phú Thọ có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã, có đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai chạy qua và được coi là huyết mạch giao thương kinh tế của các tỉnh Phía Bắc.

Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy của Phú Thọ cũng có nét đặc sắc riêng. Địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt 32 quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai đoạn qua Phú Thọ dài 74.9 km, góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì; cùng với một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa... chảy qua các huyện, thị xã – tất cả tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.

b. Hệ thống nhà hàng, khách sạn

Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà hàng, khách sạn. Khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.

c. Các yếu tố nguồn lực khác

Theo số liệu thống kê, năm 2019 toàn tỉnh có gần 750.000 người trong độ tuổi lao động (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 49%. Đặc điểm chung của lao động Phú

Thọ là cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng. Phú Thọ có 2 trường đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho tỉnh. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi trường đầu tư luôn được cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Phú Thọ năm 2019 xếp thứ 40/63 tỉnh thành) nên Phú Thọ đã thu hút nhiều dự án đầu tư bên ngoài. Các dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và trở thành một trong những yếu tố nguồn lực của phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)