Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại Phú Thọ

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các loại hình du lịch sinh thái phát triển. Đó là hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ. Phú Thọ là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, hệ động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; đầm Ao Châu, đầm Vân Hội đẹp tựa bức tranh thủy mặc in bóng những rừng cọ, đồi chè…

Ở Phú Thọ, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm một số loại hình như Hát Xoan Phú Thọ - di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rền... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga… Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 174 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long

Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu, có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.

Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình như Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cương, Lâu Thượng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Có thể nhận thấy, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. Các lễ hội có những nét đặc trưng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội). Ngoài các lễ hội đặc sắc trên, Phú Thọ còn có hội mở cửa rừng, hội đánh cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của người Mường, hội rước Ông Khiu, Bà Khiu… đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)