6. Kết cấu khóa luận
2.4. Xây dựng và phân tích ma trận SWOT về tour ghép tại thị trường Phú Thọ
Thọ
Ma trận Swot là công cụ vô cùng hữu ích giúp cho việc tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như kinh doanh. Nói một cách khác, ma trận Swot là khung lý thuyết mà dựa vào đó chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của tổ chức, một công ty từ đó phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc vận dụng ma trận Swot trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm.
Có thể thấy mục đích của phân tích ma trận Swot là nhằm mục đích xác định thế mạnh mà doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như các điểm hạn chế cần khắc phục. Nói cách khác, ma trận Swot chỉ ra cho các doanh nghiệp đâu là nơi cần phát huy và đâu là nơi cần thay đổi.
Doanh nghiệp muốn đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về ma trận này, phân tích rõ đâu là S, W, O, T để tránh nhầm lẫn về các tiêu chí không đáng có:
S (Strengths): điểm mạnh chính là lợi thế bên trong của doanh nghiệp, những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh khác không có.
W (Weaknknesses): điểm yếu chính là những việc mà doanh nghiệp chưa làm được hoặc làm chưa tốt và những vấn đề còn tồn tại bên trong cản trở doanh nghiệp phát triển.
O (Opportunities): cơ hội chính là những cơ hội từ bên ngoài tác động, hỗ trợ doanh nghiệp.
T (Threats): thách thức là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ việc đưa ra được thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sẽ có những chiến lược kết hợp như sau:
Chiến lược S – O: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Hầu hết tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ được ở vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể sử dụng để lợi dụng những xu thế và cơ hội của môi trường bên ngoài.
Chiến lược W – O: là những chiến lược nhằm cải thiện điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài sẽ giúp khách sạn hạn chế được điểm yếu.
Chiến lược S – T: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để giảm đi ảnh hưởng hay những mối đe dọa bên ngoài.
Chiến lược W – T: là chiến lược nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và tránh khỏi những mối đe dọa bên ngoài.
Để xây dựng Ma trận SWOT về thị trường tour du lịch ghép tại Phú Thọ, cần phải tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của thị trường du lịch từ đó có thể phân tích được các phương án kết hợp nhằm chỉ ra được những mặt tích cực, tiêu cực của thị trường, từ đó sẽ có các giải pháp để phát triển thị trường du lịch.
Điểm mạnh
Phú Thọ có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc liên kết các địa điểm du lịch, tài nguyên du lịch nổi tiếng tại miền Bắc. Đó là một cơ sở, tiền đề vô cùng quan trọng để hình thành nên được các chương trình tour du lịch ghép.
Tại Phú Thọ, tour du lịch ghép được coi là một sản phẩm tour mới, nó mang lại được nhiều sự lựa chọn, thuận tiện cho khách du lịch khi có nhu cầu đi du lịch. Bên cạnh đó, một sản phẩm mới còn giúp cho khách hàng có thêm sự tò mò, muốn trải nghiệm, từ đó khách hàng sẽ chủ động tìm đến các chương trình thông qua thông tin quảng bá của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lữ hành.
Chất lượng sản phẩm các chương trình tour du lịch ghép được đánh giá là sản phẩm tốt, do đó đây là một trong những điểm mạnh để có thể thu hút
được nhiều sự quan tâm của khách bởi chất lượng của sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng nhất để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của công ty, doanh nghiệp đó
Do là hình thức kinh doanh tour mới ở thị trường du lịch Phú Thọ, nên các doanh nghiệp có thể chủ động được giá bán của chương trình mà không bị tác động nhiều của giá cạnh tranh khi tính giá cho các chương trình du lịch. Từ đó có thể tính giá phù hợp đối với thị trường khách du lịch tại Phú Thọ.
Cơ hội
Việc kinh doanh tour du lịch ghép hiện nay đang được hỗ trợ bằng chính sách, tạo điều kiện từ các cơ quan quản lý về du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.thậm chí là khách hàng khuyến khích việc phát triển hình thức tour du lịch này. Qua đó cho thấy nó được sự ủng hộ của khách hàng, sự đóng góp của tổ chức du lịch để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Nhu cầu đi du lịch bằng tour ghép tại thị trường Phú Thọ ngày càng cao, từ yếu tố đó kết hợp với đây là hình thức kinh doanh mới trên địa bàn sẽ là cơ hội rất lớn để các công ty, doanh nghiệp lữ hành quảng bá, phát triển thị trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Điểm yếu
Một trong những điểm yếu, cũng như là yếu tố then chốt là do sự liên kết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế. Việc không tìm được tiếng nói chung của các doanh nghiệp đã là một rào cản vô cùng to lớn đối với hình thức kinh doanh tour du lịch ghép.
Việc quảng bá các chương trình, sản phẩm tour ghép còn chưa được chú trọng đầu tư, từ đó dẫn đến khách hàng không biết đến sản phẩm nên hiện tại khách hàng biết đến chương trình tour ghép tại Phú Thọ còn rất hạn chế.
Nhân lực ngành du lịch phục vụ cho tour ghép còn nhiều hạn chế, nhân viên các công ty trên địa bàn chưa được tiếp xúc, đào tạo chuyên sâu về kinh doanh loại hình tour ghép.
Thách thức
Việc thay đổi tâm lý người tiêu dùng khi sử dụng chương trình tour du lịch ghép cũng trở thành một rào cản đối với doanh nghiệp do thói quen của khách hàng là thường sử dụng các chương trình du lịch trọn gói, lựa chọn các đơn vị chuyên nghiệp, đã có uy tín tại Hà Nội và trên thị trường.
Yếu tố đủ số lượng khách trong một chương trình tour ghép là vô cùng quan trọng, vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, hợp tác để thu hút, tìm kiếm được khách hàng để đủ khách cho một chuyến khởi hành.