Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển thị trường Tour ghép tại Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển thị trường Tour ghép tại Phú Thọ

3.1.1. Cơ sở từ chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 14/7/2008 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 99/2008/QĐ - BVHTTDL phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng, và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. [2]

Bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện, thành thị... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án về du lịch... được các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 13/13 huyện thành thị của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch, hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:

Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020: tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Nghị quyết nêu phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai

di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”. [1]

Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính). [9]

Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020: Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020. [21]

Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Trong đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. [16]

Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch để phấn đấu trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng và du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề cho các công ty du lịch trên địa bàn có được sự hỗ trợ về các thủ tục, được khuyến khích phát triển các sản phẩm, kinh doanh du lịch nói chung và tour du lịch ghép nói riêng.

3.1.2. Cơ sở từ phân tích ma trận SWOT

Việc xây dựng và phân tích ma trận SWOT giúp tác giả tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển thị trường tour du lịch ghép tại Phú Thọ. Trên cơ sở đó, tác giả có thể phân tích được những phương án kết hợp nhằm chỉ ra được những mặt thuận lợi, khó khăn của thị trường, từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển qua việc phân tích ma trận SWOT. Từ việc tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tại chương 2, tác giả đã xây dựng bảng dưới đây để có cái nhìn rõ ràng nhất về cách kết hợp các chiến lược trong ma trận SWOT

Bảng 3.1.2. Mô hình ma trận SWOT Điểm mạnh

(S- strengths)

- Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi. - Chất lượng sản phẩm tốt - Giá bán phù hợp Điểm yếu (W- weaknknesses) - Quảng bá, tiếp thị còn hạn chế - Sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn kém. - Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế. Cơ hội (O - opportunities) - Chính sách hỗ trợ phát triển

- Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng Giải pháp S- O Giải pháp W - O Thách thức (T - threats) - Tâm lý khách du lịch - Số lượng khách đủ cho một chương trình Giải pháp S - T Giải pháp W - T

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường tour ghép tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)