Đánh giá về thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2018

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước Việt Nam

2.2.3. Đánh giá về thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2018

Kết quả đạt được:

- Về quy mô thu ngân sách nhà nước:

+ Quy mô thu cân đối ngân sách nhà nước và thu theo dự toán đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng thu cân đối ngân sách nhà nước và thu theo dự toán đều ở mức cao, trung bình 13-14%/năm.

+ Quyết toán thu ngân sách nhà nước luôn cao hơn dự toán thu ngân sách nhà nước

+ Bội chi ngân sách nhà nước có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2015, sau đó giảm trong hai năm 2016-2017. Đặc biệt, bội chi ngân sách nhà nước năm 2017 giảm 44,93% so với năm 2016 và đạt 2,74%/GDP. Tuy nhiên, sang năm 2018, bội chi ngân sách tăng lên 153.110 tỷ đồng, đạt 2,8% GDP

- Về cơ cấu thu ngân sách nhà nước:

trọng này tăng đều từ mức 61,59% năm 2009 đến 80,70% năm 2018. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất song có xu hướng giảm dần, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có xu hướng tăng.

+ Thu dầu thô tăng lên cả về quy mô và cơ cấu trong thu ngân sách giai đoạn 2009-2013, tuy nhiên thu dầu thô bắt đầu giảm từ năm 2014 và có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2017.

+ Thu từ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng thu NSNN nhưng có xu hướng giảm trong cả giai đoạn 2009-2018.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2009-2018 vẫn phải đối mặt với những hạn chế sau:

Hạn chế trong thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2018

- Thu ngân sách nhà nước tăng trong giai đoạn 2009-2018 song tốc độ tăng không đồng đều và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2018. Điều này là do nguồn thu ngân sách nhà nước chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất-kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà vẫn xuất phát từ một số nguồn chưa ổn định như thu từ bán dầu thô, thu từ nhà đất.

- Cơ cấu thu ngân sách nhà nước vẫn chưa thực sự bền vững:

+ Thu từ xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách nhà nước (trên 15%), điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong thu ngân sách nhà nước khi mức độ tự do hóa thương mại ở Việt Nam ngày càng cao cùng với việc cắt, giảm các mức thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Trong thu nội địa, tỷ trọng thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn ở mức chưa cao (< 20%). Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, lại bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng đến nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp này. Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Tài chính, khả năng chấp hành quy định về kế toán, hóa đơn

chứng từ cũng hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thất thu thuế từ khu vực này còn tương đối lớn.

+ Trong cả giai đoạn, thu nội địa chỉ tăng ở mức rất nhỏ so với dự toán. Đơn cử, vào năm 2017, thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán; cả 3 khoản thu có ý nghĩa quan trọng từ phát triển kinh tế là thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều không đạt dự toán với mức giảm tương ứng là 1,4%; 14,4% và 6,9% so với dự toán. Việc tăng thu so với dự toán chủ yếu là do tăng các khoản thu không có tính bền vững như thu cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước (tăng 40,8%), thu tiền sử dụng đất (tăng 329,9%), thu xổ số kiến thiết (tăng 6,2%).

+ Các khoản thu mang tính chất thường xuyên và bền vững như thu từ phí, lệ phí vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nội địa.

+ Các khoản thu từ nhà đất chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng trong cả giai đoạn. Sự lệ thuộc của ngân sách nhà nước vào nguồn thu từ nhà đất sẽ có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro khi nguồn nhà đất giảm hoặc thị trường bất động sản trầm lắng, khi đó thu ngân sách nhà nước sẽ không kịp được bù đắp bởi những nguồn khác có tính chất thường xuyên, dẫn tới gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w