CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương tạ
3.3.2. Cơ cấu kinh tế
Khái quát cơ cấu kinh tế Việt Nam
Cùng với tốc độ tăng ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch tăng trong GDP. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế.
Bảng 3.3: Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế
Cơ cấu GDP (%)
Năm nghiệp và thủy sảnNông nghiệp, lâm Công nghiệp vàxây dựng Dịch vụ
2010 20,30 41,10 38,60 2011 19,57 32,24 36,74 2012 19,22 33,55 37,27 2013 17,96 33,20 38,74 2014 17,70 33,22 39,40 2015 17,00 33,25 39,73 2016 16,32 32,72 40,92 2017 15,34 33,34 41,32 2018 14,57 34,28 41,17 Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo Nguyễn Thị Mai Hương (2017), trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hội nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi ngành công nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.
Cơ cấu kinh tế tại các địa phương:
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế ở các địa phương cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương. Những địa phương phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi thời tiết diễn biến bất lợi. Khi đó, người nông dân có nguy cơ mất trắng tài sản, nguồn thu vào ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, cơ cấu kinh tế ở các địa phương giảm sự phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ làm giảm mức độ rủi ro trong các hoạt động kinh tế ở địa phương, từ đó giúp tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Cơ cấu kinh tế có thể được đo lường bằng tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng này càng cao càng làm giảm khả năng thu ngân sách. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như: thu nhập hạn chế của khu vực này, đặc điểm sản xuất phân tán khiến cho việc thu thuế ít hiệu quả và rủi ro thiên tai.
Biểu đồ 3.1 sau đây so sánh tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giữa các vùng, lãnh thổ trong cả nước:
Đơn vị: % 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của cả 6 vùng, lãnh thổ trong cả nước đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý tại các địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên khi so sánh giữa các vùng, lãnh thổ trong cả nước có thể thấy rõ sự chênh lệch. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của Tây Nguyên dẫn đầu cả nước, trung bình trong cả giai đoạn là 41,12%. Điều này cho thấy nền kinh tế Tây Nguyên đang phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp.
Đứng thứ hai là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng trung bình trong cả giai đoạn là 35,88%. Tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung với tỷ trọng trung bình là 25,05% và 21,44%. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai lãnh thổ có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP thấp nhất cả nước, tỷ trọng trung bình trong cả giai đoạn lần lượt là 14,33% và 13,31%. Từ số liệu ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 có thể thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.