giai đoạn 2009-2018
Đơn vị: %
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng
thu cân đối NSNN 23.54 23.89 7.84 4.39 4.29 14.22 9.00 19.57 11.7 Tốc độ tăng thu theo dự toán 29.39 22.67 1.81 12.72 5.96 13.73 10.94 16.84 10.65
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài chính
Tốc độ tăng thu cân đối NSNN và thu theo dự toán ở mức cao (trên 20%) trong hai năm 2010, 2011. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng thu ngân sách giảm đáng kể, chỉ đạt mức 4,29% và 5,96%. Tốc độ thu ngân sách đã được cải thiện dần trong giai đoạn 2015-2017. Đặc biệt năm 2017, tốc độ thu cân đối NSNN và thu theo dự toán lần lượt đạt mức 19,57% và 16,84%.
Tỷ lệ thu ngân sách quyết toán/thu ngân sách dự toán:
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000
Thu ngân sách quyết toán Thu ngân sách dự toán
Biểu đồ 2.2: Thu ngân sách quyết toán so với thu ngân sách dự toán
Nguồn: Bộ Tài chính
cao hơn so với dự toán thu NSNN. Điều này thể hiện nỗ lực của các cơ quan bộ ngành trong việc thu ngân sách nhà nước.
Thu NSNN trong mối quan hệ với Chi NSNN
Thu NSNN trong mối quan hệ với Chi NSNN được biểu hiện thông qua tình trạng Bội thu hoặc Bội chi NSNN. Trong giai đoạn 2009-2018, Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng bội chi NSNN. Biểu đồ 3 phản ánh tình trạng bội chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2009-2018:
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Bội chi NSNN Bội chi NSNN
Biểu đồ 2.3: Bội chi NSNN giai đoạn 2009-2018
Nguồn: Bộ Tài chính
Theo số liệu quyết toán thu chi NSNN giai đoạn 2009-2018, bội chi NSNN có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2015, sau đó giảm trong hai năm 2016- 2017. Đặc biệt, năm 2017, bội chi NSNN ở mức 136.962 tỷ đồng, giảm 44,93% so với năm 2016 và đạt 2,74%/GDP. Bội chi NSNN giảm cả số tuyệt đối và tương đối so với dự toán Quốc hội giao (giảm 41.337 tỷ đồng và 0,76% so với GDP). Tuy nhiên, năm 2018, bội chi NSNN tăng so với năm 2017, ở mức 153.110 tỷ đồng, chiếm 2.8% so với GDP.
2.2.2. Cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước
Thu cân đối NSNN bao gồm: Thu theo dự toán Quốc hội; Thu từ quỹ dự trữ tài chính; Thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo Luật NSNN; Kinh phí đã xuất quỹ ngân sách năm cũ chưa quyết toán và số chuyển nguồn từ năm cũ sang để chi theo chế độ quy đinh; Thu kết dư ngân sách địa phương năm cũ chuyển vào thu NSNN. Trong đó, thu ngân sách theo dự toán là quan trọng nhất và quyết
định tổng thu cân đối ngân sách của cả năm. Thu ngân sách theo dự toán chiếm trung bình 75,62% tổng thu cân đối ngân sách trong giai đoạn 2009-2018, trong đó tỷ lệ này ở mức cao nhất là 77,63% năm 2014 và ở mức thấp nhất là 70,76% năm 2012. Tổng thu xuất quỹ và thu chuyển nguồn chiếm trung bình 19,4% trong giai đoạn 2009-2017. Các nguồn thu còn lại bao gồm thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu từ hoạt động đầu tư và thu kết dư ngân sách địa phương chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu cân đối NSNN.
Thu theo dự toán bao gồm thu nội địa, thu dầu thô; thu cân đối từ xuất nhập khẩu và thu viện trợ không hoàn lại. Trong các khoản thu này, thu nội địa là nguồn thu được vận động từ nội bộ quốc gia, mang tính ổn định, lâu dài và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của NSNN. Thu nội địa càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thì NSNN càng bền vững. Ngược lại, nếu thu nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ, thu NSNN phải phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài (thu viện trợ không hoàn lại, thu cân đối từ xuất nhập khẩu) hoặc các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên quốc gia (thu từ dầu thô), nguồn thu đấy sẽ không ổn định và thậm chí nếu càng tận thu thì càng ảnh hưởng đến môi trường. Ở các quốc gia đang và kém phát triển có nguồn tài nguyên dầu, thu từ dầu thô thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách. Đây là một nguồn thu không bền vững, một mặt gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên của quốc gia, mặt khác nguồn thu này phụ thuộc vào sự biến động giá dầu trên thế giới. Giá dầu tăng, thu ngân sách tăng, ngược lại, giá dầu giảm, thu cân đối ngân sách nhà nước sẽ gặp rất nhiều áp lực. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách ở các nước đang và kém phát triển. Các quốc gia này thường đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, do vậy Chính phủ các nước có xu hướng ấn định mức thuế nhập khẩu cao (chủ yếu đối với hàng hóa tiêu dùng) để hạn chế nhập khẩu và bảo hộ mậu dịch trong nước. Tuy nhiên, khi mức độ tự do hóa thương mại ngày càng cao, các quốc gia sẽ phải cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế xuất và nhập khẩu, khi đó nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống. Như vậy, nếu thu ngân sách quốc gia phụ thuộc vào thu thuế xuất nhập khẩu, quốc gia đó sẽ gặp khó
khăn trong quá trình động viên nguồn thu ngân sách trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Trong thu theo dự toán còn có viện trợ không hoàn lại. Mặc dù theo thông lệ quốc tế, viện trợ không hoàn lại là khoản thu trong cân đối, song chúng thường không có kế hoạch chắc chắn, không ổn định. Vì vậy, IMF cũng từng khuyến cáo rằng khi phân tích ngân sách để lập dự toán thì chỉ nên coi các nguồn viện trợ, kể cả viện trợ không hoàn lại, là nguồn bù đắp thâm hụt như các khoản nợ vay. Ngoài ra, đối với các quốc gia được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam, các nguồn viện trợ ưu đãi nói chung và viện trợ không hoàn lại nói riêng sẽ càng ít đi. Do vậy, thu ngân sách không nên phụ thuộc vào thu từ viện trợ không hoàn lại.
Bảng 2 và bảng 3 thể hiện cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu từ xuất nhập khẩu và thu viện trợ không hoàn lại trong thu ngân sách theo dự toán trong giai đoạn 2009-2017 về số tuyệt đối và tương đối.