CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.2. Lựa chọn các biến cho mô hình ước lượng và nguồn dữ liệu
Mô hình thực nghiệm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương ở Việt Nam được xây dựng dựa trên phương pháp Chỉ số nỗ lực thuế dựa trên hồi quy (TE/R), mở rộng ra đối với hoạt động thu ngân sách ở địa phương. Theo đó, biến phụ thuộc là biến tỷ lệ thu ngân sách địa phương, được đo lường bằng thu ngân sách địa phương sau khi đã trừ đi cân đối từ ngân sách trung ương/GDP. Dựa trên tổng quan nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương, một số nhân tố được lựa chọn để đưa vào mô hình hồi quy bao gồm: Tăng trưởng kinh tế địa phương; Quy mô dân số địa phương; Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương; Cơ cấu kinh tế địa phương; Chất lượng thể chế địa phương; Chuyển giao ngân sách từ trung ương. Mô hình cụ thể được đề xuất như sau:
NSit = αi + α1GDPit + α2DSit + α3FDIit + α4AGRit + α5TRADEit + α6PCIit + α7PCIGDPit + α8CandoiNSit + μit
Trong đó: αi là hệ số chặn
Tỷ lệ thu ngân sách địa phương (NS): được đo bằng thu ngân sách địa phương sau khi đã trừ đi cân đối từ ngân sách trung ương/GDP
Tăng trưởng kinh tế địa phương (GDP): được đo lường bằng GDP bình quân đầu người. Lý thuyết về nỗ lực thuế cho thấy khi phát triển kinh tế ở mức cao sẽ khuyến khích cầu và chi tiêu công, đồng thời thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tăng, từ đó làm tăng doanh thu thuế (Tanzi & Zee, 2000; Bird và cộng sự, 2008). Chỉ số phổ biến nhất để đánh giá mức độ phát triển kinh tế là GDP bình quân đầu người. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa GDP bình quân đầu người và thu ngân sách.
Quy mô dân số địa phương (DS)
Quy mô dân số tăng sẽ làm tăng thu thuế/thu ngân sách xuất phát từ sự tăng lên trong tiêu dùng. Tuy nhiên quy mô dân số tăng cũng có thể có tác động ngược chiều tới thu thuế/thu ngân sách vì hiệu ứng trễ trong việc yêu cầu nộp thuế đối với người dân (Bahl, 2004; Teera&Hudson,2004). Ngoài ra, đối với các quốc gia mà hệ thống ngân sách chủ yếu dựa vào hệ thống thuế và hệ thống thuế lại dựa chủ yếu vào thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi thuế thu nhập cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu thuế, khi đó tác động tích cực từ tăng quy mô dân số lên thu ngân sách là khó xảy ra.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương (FDI)
Đối với các nghiên cứu ở quy mô quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài thông thường được đo lường bằng đầu tư trực tiếp nước ngoài dòng vào thực tế/GDP. Số liệu thường được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế hoặc World Bank. Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương, số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương ở Việt Nam chỉ thu thập được số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký qua Tổng cục thống kê. Do vậy, biến FDI trong nghiên cứu này được đo lường bằng tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào địa phương/GDP. Việc sử dụng biến đại diện này trong
nghiên cứu sẽ có thể không chính xác vì FDI chỉ tác động trực tiếp tới nền kinh tế của các địa phương thông qua dòng vào thực tế. FDI đăng ký cao nhưng FDI thực hiện thấp sẽ không mang lại tác động thực sự đối với nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế địa phương (AGR)
Như trong chương 1 đã trình bày, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các biến đại diện sau để đo lường cơ cấu kinh tế: tỷ trọng sản xuất nông nghiệp/GDP; tỷ trọng sản xuất công nghiệp/GDP; tỷ trọng dịch vụ/GDP. Nghiên cứu này được thực hiện đối với 63 địa phương ở Việt Nam, trong đó một số lớn là các địa phương tập trung vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Do vậy, nghiên cứu sử dụng biến tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP để đo lường cơ cấu kinh tế. Biến đại diện này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Bird và cộng sự (2006, 2014), Boukbech và cộng sự (2018). Số liệu về tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản/GDP được thu thập từ Tổng cục thống kê.
Độ mở thương mại tại địa phương (TRADE)
Mức độ mở cửa thương mại thường được đo lường bằng tỷ trọng nhập khẩu trong GDP hoặc tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP. Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP cao cho thấy mức độ mở cửa đối với hoạt động thương mại của quốc gia/địa phương là lớn. Mức độ mở cửa thương mại cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế, từ đó sẽ thúc đẩy thu thuế/thu ngân sách. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào phân tích ở quy mô quốc gia. Đối với nghiên cứu ở phạm vi địa phương, sẽ là hợp lý hơn khi đo lường độ mở thương mại thông qua tỷ trọng của kim ngạch thương mại (bao gồm cả thương mại quốc tế và thương mại với các địa phương khác). Tuy nhiên, số liệu liên quan đến thương mại giữa các địa phương rất khó thu thập, do vậy trong nghiên cứu này, tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong GDP được sử dụng như là biến đại diện cho độ mở thương mại của địa phương. Công thức độ mở thương mại như sau:
Trong đó:
TRADE: độ mở thương mại Exp: tổng kim ngạch xuất khẩu Imp: tổng kim ngạch nhập khẩu
GDP: tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành i: tỉnh
t: năm
Số liệu về GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu địa phương được thu thập từ Tổng cục thống kê.
Chất lượng thể chế tại địa phương (PCI)
Chất lượng thể chế ở địa phương trong nghiên cứu này được đo lường thông qua biến đại diện là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Việc lựa chọn PCI là biến đại diện đo lường chất lượng thể chế ở các tỉnh thành ở Việt Nam cũng được thực hiện ở một số nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), Lê Quang Cảnh (2017) v.v...
PCI lần đầu tiên được công bố vào năm 2005. PCI có 8 chỉ số thành phần. Đến nay, phương pháp luận PCI được điều chỉnh lên 10 chỉ số thành phần, gồm: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; (4) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; (5) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh trả kiểm tra hạn chế nhất; (6) Cạnh tranh bình đẳng – Chỉ số thành phần mới; (7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; (8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp; (9) Có chính sách đào tạo lao động tốt; và (10) Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.
Để xây dựng PCI, VCCI tiền hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh nghiệp dân doanh trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành. Chỉ số PCI giúp đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển dân doanh. Các bác cáo về chỉ số PCI trong thời gian qua đã thúc đẩy tinh thần cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Biến tương tác (PCIGDP): được tính bằng tích số của hai biến PCI và GDP. Biến tương tác được đưa vào mô hình để đánh giá vai trò của chất lượng thể chế trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách địa phương. Nếu hệ số của biến tương tác là âm (-) thể hiện chất lượng thể chế ở Việt Nam đang hạn chế tác động của tăng trưởng kinh tế lên thu ngân sách địa phương, có nghĩa là mặc dù theo lý thuyết, địa phương có tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thu ngân sách địa phương, song điều này còn phụ thuộc vào chất lượng thể chế. Nếu chất lượng thể chế ở mức thấp, thu ngân sách địa phương có thể không tăng, thậm chí giảm.
Chuyển giao ngân sách từ trung ương (CandoiNS): được đo lường bằng bổ sung cân đối từ trung ương cho địa phương/GDP địa phương, đây được coi là một biến đại diện cho mức độ phụ thuộc của ngân sách địa phương vào sự chuyển giao từ trung ương.
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy
TT Tên biến Viết tắt Cách đo lường
Ảnh hưởng dự kiến đến biến phụ thuộc Nguồn dữ liệu 1 Thu ngân sách địa phương
NS Thu ngân sách địa phương – cân đối
từ trung ương / GDP Bộ Tài chính 2 Tăng trưởng kinh tế địa phương Growth
(GDP) GDP bình quânđầu người + GSO
3 Dân số DS Quy mô dân sốđịa phương + GSO
4 Vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài
FDI FDI đăng ký vào
địa phương/GDP + GSO
5 Cơ cấu kinhtế AGR
Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP
- GSO
6 thương mạiĐộ mở TRADE xuất khẩu và nhậpTổng kim ngạch
khẩu/GDP + GSO 7 Chất lượngthể chế địa phương PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh + VCCI
8 Biến tươngtác PCIGDP PCD*GDP hiệnhành - của tác giảTính toán 9
Chuyển giao ngân sách từ
trung ương CandoiNS
Bổ sung cân đối từ trung ương cho
địa phương/GDP -
Bộ Tài chính