Phân cấp tài khóa và Chuyển giao ngân sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 102 - 108)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương tạ

3.3.6. Phân cấp tài khóa và Chuyển giao ngân sách

Cơ chế phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách được thể hiện qua việc: (i) Phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách; (ii) Xác định tỷ lệ các khoản thu phân chia mà mỗi cấp ngân sách được hưởng. Theo Mai Đình Lâm (2012), cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách giữa trung ương và địa phương đã trải qua nhiều đổi mới nhưng được thể hiện rõ nét nhất từ khi có Luật NSNN năm 1996 và sửa đổi năm 2002. Về cơ bản, việc phân định nguồn thu giữa các cấp được chia thành các nguồn thu do mỗi cấp được hưởng 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ. Như vậy, nguồn thu NSNN được chia thành ba nhóm: nhóm các nguồn thu 100% thuộc ngân sách trung ương, nhóm các nguồn thu 100% thuộc ngân sách địa phương và nhóm các nguồn thu theo tỷ lệ phân chia giữa trung ương và địa phương.”

Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015:

Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu; d) Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

đ) Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

e) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

g) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước trung ương thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, trừ lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 của Luật này;

i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện;

k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý;

l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương xử lý;

m) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

n) Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương; o) Thu kết dư ngân sách trung ương;

p) Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương; q) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% bao gồm:

a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

b) Thuế môn bài;

c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

đ) Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;

e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;

g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; h) Lệ phí trước bạ;

i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;

n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;

r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;

s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

u) Thu kết dư ngân sách địa phương;

v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

a) Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này;

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật này;

c) Thuế thu nhập cá nhân;

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này;

đ) Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật này.

Luật NSNN không nêu rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tỷ lệ phân chia này được giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trong thời kỳ từ 3 đến 5 năm. Cách tiếp cận phổ biến nhất trên thế giới là tỷ lệ phân chia khác nhau cho các sắc thuế, song áp dụng giống nhau cho tất cả các địa phương, còn ở Việt Nam, tỷ lệ phân chia đối với tất cả các loại thuế phân chia là cùng một tỷ lệ cho một tỉnh, nhưng tỷ lệ này lại khác nhau giữa các tỉnh (Mai Đình Lâm, 2012).”

Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách địa phương được điều chỉnh trong các thời kỳ ổn định ngân sách khác nhau. Trường

hợp đặc biệt phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Bảng 3.4: Tỷ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách địa phương (%)

Địa phương Thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 Thời kỳ ổn định ngân sách 2016-2020 Hà Nội 42 35 Hải Phòng 88 78 Quảng Ninh 70 65 Hải Dương 100 98 Hưng Yên 100 93 Vĩnh Phúc 60 53 Bắc Ninh 93 83 Đà Nẵng 85 68 Quảng Nam 100 90 Quảng Ngãi 61 88 Khánh Hòa 77 72 TP Hồ Chí Minh 23 18 Đồng Nai 51 47 Bình Dương 40 36 Bà Rịa-Vũng Tàu 44 64 Cần Thơ 91 91

Nguồn: Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2016/NQ-QH ngày 14/11/2016 của Quốc hội về phân bổ NSTW 2017 và Nghị quyết số 53/2010/NQ-QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội về phân bổ NSTW 2011

Các địa phương còn lại ngoài bảng, bao gồm tất cả các tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và một số địa phương thuộc các vùng, lãnh thổ còn lại có tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP đều là 100%, điều này có nghĩa là, toàn bộ các khoản thu nằm trong nội dung phân chia giữa Trung ương và địa phương, các tỉnh, thành phố này được hưởng 100%.

Thời kỳ ổn định ngân sách 2016 – 2020, tỷ lệ phân chia giữa NSTW và NSĐP có sự điều chỉnh thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho NSTW, đồng nghĩa với giảm tỷ lệ phân chia cho NSĐP so với thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015. Quốc hội điều chỉnh giảm tỷ lệ phân bổ cho NSĐP các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP đối với hầu hết các tỉnh, thành phố có nguồn thu NSNN lớn,

trong đó có 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm 7% và 5%, tương đương giá trị tuyệt đối là 9.716.497 triệu đồng của Hà Nội và 8.867.055 triệu đồng của TP. Hồ Chí Minh.

Theo Đinh Thị Nga (2017): “Việc xác lập mối quan hệ giữa các cấp ngân sách như vậy có một số tác động tích cực như: (i) giữ vững vai trò chủ đạo của NSTW; (ii) việc giảm tỷ lệ phân chia cho NSĐP của một số tỉnh có nguồn thu lớn sẽ làm tăng NSTW, tạo điều kiện chuyển nguồn lực cho các địa phương có nguồn thu thấp; (iii) giúp các địa phương có nguồn thu thấp cân đối được ngân sách của cấp mình hướng tới sự phát triển đồng đều giữa các địa phương”.

Với vai trò chủ đạo và tập trung ngân sách của NSTW, trung ương sẽ bổ sung ngân sách cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi theo phân cấp. Ngoài ra, NSNN bổ sung có mục tiêu thông qua các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảng 3.5: Bổ sung cân đối từ Ngân sách Trung ương so với GDP địa phương trung bình các vùng, lãnh thổ Vùng/Lãnh thổ 2011 2012 2013 2014 2015 Đồng bằng Bắc Bộ 0,063993 0,08024 9 0,072672 0,08017 9 0,08004 8 Trung du và miền núi

phía Bắc 0,3757 0,4476 0,3806 0,3234 0,3120

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 0,1676 0,1833 0,1459 0,1565 0,1372

Tây Nguyên 0,1624 0,1693 0,1453 0,1442 0,1451

Đông Nam Bộ 0,0138 0,0135 0,0264 0,0417 0,0297

Đồng bằng sông Cửu

Long 0,0905 0,0847 0,0839 0,0928 0,0960

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy Trung du và miền núi phía Bắc hiện là vùng nhận bổ sung cân đối nhiều nhất từ Ngân sách Trung ương. Tiếp đến là Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ là hai

khu vực nhận bổ sung cân đối thấp nhất từ Ngân sách Trung ương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w