Mở thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 97 - 99)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương tạ

3.3.4. mở thương mại

“Giai đoạn 2010 đến nay chứng kiến một bước tiến dài của Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại. Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc VCCI), tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 FTA (gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên Asean và 6 FTA ký với tư cách là một bên độc lập) và hiện đang đàm phán 3 FTA (gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP, FTA với

Khối thương mại tự do Châu Âu – EFTA, FTA Việt Nam – Israel). Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%) đã mang lại một lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng tươi sáng cho nhiều ngành sản xuất trong nước.”

Hiện nay, mức độ tư do hóa thuế quan giữa Việt Nam với những đối tác tham gia các FTA đã ở mức khá cao (cụ thể, Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Atiga trên 90% dòng thuế đã về 0%; Asean-Trung Quốc trên 80%; Asean-Hàn Quốc khoảng 80%, Asean-Nhật Bản hơn 60%). Trong thời gian tới, thời điểm hoàn thành một số FTA sẽ nâng mức độ tự do hóa cao hơn với mức trung bình 90% dòng thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và Hiệp định CPTPP là hai hiệp định có phạm vi và mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay, cũng sớm có hiệu lực trong thời gian tới. Như vậy có thể thấy, mức độ tự do hóa thương mại ở Việt Nam ngày càng cao có thể dẫn tới sự giảm sút trong nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Độ mở thương mại trong luận án được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Biểu đồ sau so sánh độ mở thương mại giữa 6 vùng, lãnh thổ trong cả nước giai đoạn 2011-2016:

2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 50 100 150 200 250 Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu đồ 3.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP của các vùng/lãnh thổ ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 3.2. cho thấy khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước về hoạt động thương mại quốc tế, tiếp đến là khu vực Tây Nguyên. Ba khu vực bao gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu long có tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP ở mức thấp hơn nhiều so với ba khu vực dẫn đầu. Khu vực Tây Nguyên với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, cao su, mật ong v.v… Đây là các nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng đạt thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy có thể thấy, mặc dù tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP của khu vực Tây Nguyên đứng thứ 3 trong cả nước song đóng góp của hoạt động thương mại quốc tế vào tăng trưởng kinh tế khu vực và nguồn thu ngân sách chưa cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w