Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 90 - 92)

TT Tên biến Viết tắt Cách đo lường

Ảnh hưởng dự kiến đến biến phụ thuộc Nguồn dữ liệu 1 Thu ngân sách địa phương

NS Thu ngân sách địa phương – cân đối

từ trung ương / GDP Bộ Tài chính 2 Tăng trưởng kinh tế địa phương Growth

(GDP) GDP bình quânđầu người + GSO

3 Dân số DS Quy mô dân sốđịa phương + GSO

4 Vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài

FDI FDI đăng ký vào

địa phương/GDP + GSO

5 Cơ cấu kinhtế AGR

Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP

- GSO

6 thương mạiĐộ mở TRADE xuất khẩu và nhậpTổng kim ngạch

khẩu/GDP + GSO 7 Chất lượngthể chế địa phương PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh + VCCI

8 Biến tươngtác PCIGDP PCD*GDP hiệnhành - của tác giảTính toán 9

Chuyển giao ngân sách từ

trung ương CandoiNS

Bổ sung cân đối từ trung ương cho

địa phương/GDP -

Bộ Tài chính

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương tạiViệt Nam Việt Nam

3.3.1. Tăng trưởng kinh tế ở các địa phương

Khái quát tăng trưởng kinh tế Việt Nam:

Theo đánh giá của World Bank, sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát

triển kinh tế nhanh, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2002-2018, hơn 45 triệu người đã thoát nghèo, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%. GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năn 2018.

Nền kinh tế Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn lớn: (1) giai đoạn 1986-2006; (2) giai đoạn 2006 đến nay:

Giai đoạn 1986-2006: trong đó thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Thời kỳ này, Việt Nam tập trung triển khai Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính giảm dần. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có chuyển biến tốt, từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ, tự cung cấp, có dự trữ và xuất khẩu gạo. Tăng trưởng kinh tế tăng dần và đạt mức trên 9% vào các năm 1995, 1996, sau đó kinh tế tăng trưởng chậm lại trong hai năm 1998-1999 và tiếp tục đà tăng nhanh trong những năm đầu 2000. Đây là thời kỳ Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2006) và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001).

Giai đoạn 2006-nay: Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Sau đó kinh tế tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999 và tiếp tục giảm xuống 5,32% năm 2009. Bình quân trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm. Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và ảnh hưởng kéo dài từ suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế trung bình cả giai đoạn ở mức 5,91%, thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích tực. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2018), tăng trưởng kinh tế Việt Nam dần chuyển dịch theo

chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5%, bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 43,4%, hơn hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011-2015.

Tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam:

Tăng trưởng kinh tế tại các địa phương về cơ bản sẽ có diễn biến thuận chiều với tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát vào sự khác biệt về điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng trưởng kinh tế sẽ có sự khác biệt giữa các địa phương, và chính sự khác biệt này sẽ dẫn tới sự khác biệt trong quy mô thu thuế/thu ngân sách tại địa phương.

Ở các địa phương, tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân địa phương sẽ tăng lên, thu nhập của các doanh nghiệp địa phương cũng tăng lên, khi đó nguồn thu của chính quyền địa phương từ thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Ngoài ra, khi các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp được cải thiện thu nhập, mức độ sẵn sàng nộp thuế của người dân cũng tăng lên, từ đó góp phần giảm thực trạng tránh thuế, trốn thuế và tăng thu ngân sách cho chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w