Tình hình xét xử từ năm 2002 đến 2009 (từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW)

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 56 - 62)

08-NQ/TW)

Những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm

công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngay

02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, yêu cầu của Ban cải cách tư pháp trung ương, Kết luận số 290 ngày 05/11/2002 của Toà án nhân dân tối cao, lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ln địi hỏi các Thẩm phán phải tích cực nghiên cứu, học hỏi để khơng ngừng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Nhiều Toà án đã phối hợp tốt với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức các phiên tồ hình sự mẫu đến từng cán bộ nên ý thức về tranh tụng trong mỗi Thẩm phán, cán bộ đã được nâng lên rõ rệt và điều đó cũng đã được thể hiện qua số liệu xét xử của ngành Tồ án so với những năm trước đó, tuy số lượng án phải giải quyết có tăng lên.

Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,

tái thẩm của ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2002 đến năm 2009 Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm (2) Giám đốc thẩm, tái thẩm (3) Tổng cộng (4) Tỷ lệ % (2)/(1) Tỷ lệ %(3)/(1) Tỷ lệ %(4)/(1) 2002 648 86 13,27 3 0,46 737 113,73 2003 716 94 13,12 5 0,69 815 113,82 2004 746 89 11,93 10 1,34 845 113,27 2005 756 102 13,49 2 0,26 860 113,75 2006 839 129 15,37 4 0,47 972 115,85 2007 853 124 14,53 8 0,93 985 115,47

2008 787 107 13,59 6 0,76 900 114,35

2009 803 131 16,31 4 0,49 938 116,81

Nguồn: Văn phịng Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu những vụ án xét xử của ngành Toà án nhân dân

tỉnh Vĩnh Phúc có Luật sư tham gia từ năm 2002 đến năm 2009

Năm phải giải quyếtTổng số vụ án

Tổng số vụ án có Luật sư tham gia Luật sư tham gia theo chỉ định Tỷ lệ % Luật sư tham gia theo yêu cầu Tỷ lệ % 2002 648 220 33,9 31 4,7 2003 716 242 33,7 37 5,1 2004 746 255 34 42 5,6 2005 756 263 34,7 53 7,0 2006 839 317 37,7 48 5,7 2007 853 320 37,5 53 6,2 2008 787 289 36,7 59 7,4 2009 803 301 37,4 62 7,7

Nguồn: Văn phịng Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 2009 số lượng án thụ lý - giải quyết của Toà án cấp sơ thẩm tăng lên gần 200 vụ so với năm 1997 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm tăng khơng đáng kể (0,46% và 0,49%), qua đó có thể thấy chất lượng giải quyết án đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2002 tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bị Toà án nhân dân tối cao hủy là 0,37%; sửa án sơ thẩm 4,92%; Toà án nhân dân cấp huyện bị Toà án nhân dân tỉnh hủy là 0,82%; sửa án sơ thẩm 2,62%, khơng có vụ nào xử oan người khơng phạm tội và khơng có vụ nào tun bố bị cáo khơng phạm tội. Năm 2009 tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bị Toà án nhân dân tối cao hủy là 0,35%; sửa án sơ thẩm 0,71%; Toà án nhân dân cấp huyện bị Toà án nhân dân tỉnh hủy là 0,17%; sửa án sơ thẩm 0,26%,

khơng có vụ nào xử oan người khơng phạm tội và khơng có vụ nào tun bố bị cáo khơng phạm tội. Trong số các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị Toà án cấp phúc thẩm sửa thì có một số trường hợp Tồ án cấp sơ thẩm khơng có lỗi vì có tình tiết mới tại phiên tồ phúc thẩm… Qua cơng tác giám đốc kiểm tra khơng có trường hợp Tồ án cấp sơ thẩm kết án oan người không phạm tội.

Thông qua số liệu thống kê, số lượng và chất lượng giải quyết các vụ án hình sự của ngành Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy chất lượng xét xử đã được nâng lên đáng kể, ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quán triệt nghiêm túc Nghị quyết số 08-NQ/TW đến từng cán bộ, Thẩm phán, chất lượng tranh tụng tại phiên toà đã được nâng lên, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng tăng. Các vụ án trọng điểm, phức tạp dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt nghiêm khắc, đúng pháp luật đã đáp ứng được địi hỏi của đơng đảo nhân dân, và đảm bảo tính giáo dục chung và phịng ngừa riêng.

Ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều phiên toà mẫu theo hướng cải cách một bước về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị và văn bản gửi kèm Cơng văn số 13-CV/BCĐCCTP ngày 4/11/2002 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp về một số gợi ý về việc tổ chức phiên tồ hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08, Kết luận số 290 ngày 5/11/2002 của Toà án nhân dân tối cao. Trong đó nêu rõ mục đích tổ chức phiên tồ hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08 phải đảm bảo sự tôn nghiêm, dân chủ và văn minh của pháp luật, bảo đảm phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố tại phiên tồ, của người bào

chữa, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Toà án, nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà. Các bản án, quyết định của Tồ án phải đúng pháp luật, khơng để xảy ra oan, sai.

Yêu cầu của việc tổ chức phiên tồ: Đảm bảo tính uy nghiêm, tính cơng bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, chú ý đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Thể hiện văn hoá pháp lý nơi xét xử thơng qua Chủ tọa phiên tồ với vai trò người điều khiển mọi hoạt động tố tụng tại phiên tồ phải cơng minh, khơng được để cảm xúc cá nhân chi phối; đồng thời có biện pháp nhằm duy trì văn hố pháp lý trong phịng xử án. Chủ tọa và Hội đồng xét xử phải ln ln ý thức được mình là nhân danh Nhà nước để phán xét đối với bị cáo và các đương sự khác. Khi nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật và dựa trên kết quả của quá trình xét xử, tránh hình thức. Bản án được viết ra nhất thiết phải đánh giá xác thực những quan điểm, luận cứ của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố tại phiên tồ, của bị cáo và người bào chữa, nếu bác bỏ quan điểm của bên nào thì phải có lập luận thuyết phục. Bản án được tuyên phải làm cho người bị kết án "tâm phục, khẩu phục", phải có tính giáo dục đối với người phạm tội và được những người đến dự phiên tồ đồng tình.

Ban chỉ đạo cải cách tư pháp cịn có những gợi ý về tổ chức phiên tồ như cách xưng hô, trang phục của Hội đồng xét xử, có khu vực dành riêng cho báo chí và có nơi cách ly người làm chứng, người bị hại, nơi quản lý bị cáo. Có trang phục riêng đối với bị cáo đang bị tạm giam, lối đi của Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử phải khác nhau, thời điểm bước vào phịng xét xử cũng khác nhau, có cảnh sát hỗ trợ tư pháp để bảo vệ trật tự và tôn nghiêm

của Toà án...

Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã đưa ra những gợi ý có tính chất định hướng đối với những người tham gia vào quá trình tranh tụng cũng như những người tham dự phiên toà khác. Chủ tọa - người điều khiển việc tranh tụng tại phiên toà, phải đặt ra câu hỏi, xác định những vấn đề để các bên tranh luận với nhau, hướng cho việc tranh luận đi vào đúng vấn đề. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân cũng phải chủ động nêu vấn đề để các bên tranh luận làm sáng tỏ nội dung sự việc. Mọi hành vi tố tụng phải theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Các bên tranh luận có quyền yêu cầu bên kia giải thích những vấn đề chưa rõ, Chủ tọa phiên toà phải là người quyết định bên bị yêu cầu có phải trả lời u cầu đó hay khơng. Đối với đại diện Viện kiểm sát phải bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố bị cáo tại phiên toà, chứng minh mọi luận điểm trong cáo trạng bằng việc chủ động xét hỏi cùng Hội đồng xét xử và chú ý đưa ra những chứng cứ để chứng minh tội phạm. Những chứng cứ gián tiếp phải đi sâu xem xét tính lơgíc, sự liên hệ bên trong với các chứng cứ khác. Chú ý kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của chứng cứ mới phát sinh tại phiên toà. Nếu tại phiên tồ phát hiện được nhiều tình tiết mới khác với nội dung cáo trạng thì phải giải quyết theo pháp luật tố tụng hình sự quy định, khơng được bỏ qua những tình tiết đó. Lời luận tội phải trên cơ sở đánh giá tổng hợp các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ đã kiểm tra, đánh giá tại phiên toà. Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố tại phiên tồ phải tranh luận, làm rõ cả những ý kiến, lời bào chữa của bị cáo, của Luật sư hoặc của người bào chữa khác và những người tham gia tố tụng khác, nhất là trong trường hợp những ý kiến đó khác nhau. Phải đảm bảo việc tranh luận thật sự bình đẳng, dân chủ, xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Đối với người bào chữa: được tự do tranh luận. Nếu được Chủ tọa phiên tồ đồng ý, người bào chữa có thể đặt câu hỏi, phản đối câu hỏi với những người tham gia tố tụng và những người được hỏi có trách nhiệm trả lời

trực tiếp. Khi được sự ủy quyền của người mình bào chữa, Luật sư có quyền trả lời mọi câu hỏi chất vấn của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố tại tồ.

Trong gợi ý còn nêu rõ đại diện Viện kiểm sát tại phiên tồ có quyền quyết định ngay việc thay đổi mức án đề nghị và thay đổi tội danh cho phù hợp với những gì mà diễn biến phiên tồ đem lại, tránh trường hợp chỉ nghĩ nhiệm vụ của mình tại phiên tồ là giữ nguyên quan điểm của cáo trạng. Cáo trạng chỉ xuất phát từ những chứng cứ có trong giai đoạn điều tra. Những vấn đề diễn ra trong phiên toà mới là quan trọng và Kiểm sát viên không nhất thiết phải bảo vệ quan điểm luận tội trong cáo trạng. Chỉ khi gặp trường hợp phức tạp và tình tiết mới đặc biệt thì đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố mới nên xin hỗn phiên tồ để xin ý kiến chỉ đạo. Hoặc khi có thay đổi đột xuất, Kiểm sát viên có quyền quyết định thay đổi quan điểm luận tội ngay tại phiên toà rồi mới báo cáo sau, Kiểm sát viên là người chịu trách nhiệm về kết luận vụ án đó chứ khơng phải là người ký cáo trạng.

Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Tại phiên tồ Hội đồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tơn trọng, lắng nghe ý kiến của cả Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tồ đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau đều được Hội đồng xét xử tơn trọng và dành thời gian phiên tồ thích đáng cho các bên tranh luận xác định sự thật khách quan. Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn chấp nhận Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình các tài liệu, chứng cứ mới và đã được Kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên toà. Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ

mới, chứng cứ có trong hồ sơ, quan điểm của Kiểm sát viên, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác để ra phán quyết cuối cùng, đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị là: "Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà".

Những hướng dẫn của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, ngoài những gợi ý mang tính chất định hướng chung, đã có nhiều điểm cụ thể hố nội dung tranh tụng tại phiên tồ, qua đó đưa ra những yêu cầu cụ thể với những hành vi tố tụng cho quá trình tranh tụng, tạo ra được cơ chế khá hoàn chỉnh cho việc tranh tụng tại phiên tồ nhưng văn bản này chỉ mang tính chất gợi ý mà khơng phải có giá trị bắt buộc như một văn bản luật và nó cũng đã khơng được cụ thể hố tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Cũng giống như một số gợi ý về tranh tụng của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Kết luận số 290 ngày 5/11/2002 của Tồ án nhân dân tối cao đã có nhiều điểm chi tiết, cụ thể về việc tranh tụng tại phiên toà nhưng văn bản này cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn đối với các Tồ án chứ chưa có tính bắt buộc về mặt pháp lý đối với những người tham gia vào quá trình tố tụng. Như vậy, có thể thấy rằng, những định hướng được nêu ra trong gợi ý của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Kết luận của Toà án nhân dân tối cao về hội thảo tranh tụng tại phiên toà khi triển khai trên thực tế sẽ rất khó trong việc áp dụng đồng bộ và thống nhất trong toàn ngành.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w