Cơ sở lý luận của việc đổi mới tố tụng hình sự nước ta theo hướng tranh tụng tại phiên toà

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 30 - 40)

hướng tranh tụng tại phiên toà

Do những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, truyền thống lập pháp, văn hoá pháp lý, quan niệm đạo đức và cả pháp luật hiện có về tố tụng hình sự của mỗi quốc gia khác nhau mà trên thế giới đang tồn tại một số mơ hình tố tụng khơng giống nhau như mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn, mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng, hoặc mơ hình tố tụng hình sự hỗn hợp (pha trộn) cả thẩm vấn và tranh tụng. Nói chung, bất kỳ mơ hình tố tụng nào cũng hướng tới mục tiêu chung là tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự đã xảy ra nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Chỉ có điều mỗi mơ hình tố tụng hình sự có sự khác nhau về phương pháp tìm ra sự thật khách quan. Đây được coi là yếu tố chung nhất để phân biệt giữa các mơ hình tố tụng hình sự.

Những yếu tố cụ thể phân biệt sự khác nhau giữa các mơ hình tố tụng hình sự dựa vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tố tụng khi thực hiện các hành vi tố tụng liên quan đến q trình giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán là người điều hành quyết định toàn bộ diễn biến phiên toà từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thì đó là tố tụng hình sự thẩm vấn. Nếu tại phiên tồ xét xử Thẩm phán với vai trị là người trọng tài, diễn biến phiên toà phụ thuộc vào những người tham gia tố tụng (Công tố, Luật sư bào chữa, người bị hại, bị cáo…), thì đó là tố tụng hình sự tranh tụng.

Có nhiều yếu tố khác nhau để xác định một mơ hình tố tụng hình sự căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phương pháp thu thập và sử dụng chứng cứ về quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các chủ thể tố tụng hình sự, về việc phân chia giai đoạn tố tụng trong đó xác định giai đoạn nào là quan trọng nhất, có tính quyết định đến tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự…Ví dụ về phương pháp thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ. Đối với tố tụng hình sự thẩm vấn, việc thu thập và sử dụng chứng cứ được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở các giai đoạn tố tụng. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chịu trách nhiệm thu thập chứng cứ trong giai đoạn trước khi xét xử để buộc tội người phạm tội. Trong hình thức tố tụng này, việc sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử là đặc trưng cơ bản. Những tài liệu có trong hồ sơ là những chứng cứ quan trọng, làm cơ sở cho Toà án xét xử. Toà án sử dụng chứng cứ mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập được và tiếp tục thu thập chứng cứ ngay tại phiên tồ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Ngược lại, đối với tố tụng hình sự tranh tụng, việc thu thập và sử dụng chứng cứ được giao cho không chỉ cơ quan buộc tội mà cả bên bị buộc tội. Bên buộc tội (đại diện Viện kiểm sát) và bên bị buộc tội (bị cáo, Luật sư bào chữa) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong thu thập và sử dụng chứng cứ bằng cách đưa ra chứng cứ trong quá trình tranh tụng tại phiên tồ, những tài liệu có thể coi là chứng cứ của vụ án đều phải được các bên trình bày cơng khai tại phiên tồ. Thẩm phán giữ vai trò là người trọng tài cho việc tranh tụng và chỉ kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ được các bên đưa ra tại phiên toà. Để giúp cho Thẩm phán đưa ra quyết định hình phạt, Hội đồng bồi thẩm (khoảng 12 người), mặc dù khơng tham gia vào q trình tranh tụng nhưng có quyền biểu quyết xác định bị cáo có tội hay khơng có tội sau khi nghe các bên đưa ra chứng cứ tranh tụng trực tiếp tại phiên toà. Trong trường hợp bồi thẩm đoàn biểu quyết xác định bị cáo có tội, Thẩm phán quyết định

loại và mức hình phạt được áp dụng hoặc ra các quyết định khác có liên quan đến q trình giải quyết vụ án hình sự.

Hoặc về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng: Đối với tố tụng hình sự thẩm vấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án có quyền rất lớn và ln phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau trong tồn bộ q trình tố tụng, thậm chí thống nhất với nhau cách xử lý ở những vụ án phức tạp, hoặc cho rằng nhạy cảm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có tồn quyền quyết định các hoạt động điều tra, quyết định việc bắt, tạm giữ, tạm giam, quyết định việc khởi tố, truy tố người phạm tội ra trước Toà án. Thẩm phán sử dụng chứng cứ viết trong hồ sơ vụ án để xét xử và giữ vai trò chủ tọa, quán xuyến và điều hành mọi diễn biến phiên toà. Mọi hành vi của những người tham gia tố tụng khác kể cả Luật sư bào chữa đều phải chịu sự điều khiển của Thẩm phán. Nói cách khác các cơ quan tiến hành tố tụng ln chủ động trong tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự. Trong khi đó vai trị của Luật sư bào chữa, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều lệ thuộc, bị động. Ngược lại đối với tố tụng hình sự tranh tụng, các chủ thể tố tụng mà trực tiếp là Công tố viên, Luật sư bào chữa cho bị cáo có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong tồn bộ q trình tố tụng. Thơng qua q trình tố tụng (bằng miệng) tại phiên tồ các bên có quyền khẳng định hay bác bỏ lời khai của nhân chứng, thẩm định cơng khai về tính trung thực của nhân chứng, phát hiện những sai sót của việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ để đưa ra những bất hợp lý, không hợp lý của cả việc buộc tội và gỡ tội. Trong khi Công tố viên cố gắng chứng minh mức độ phạm tội của bị cáo, thì Luật sư bào chữa cho bị cáo tìm mọi cách trong khn khổ luật định, tranh luận, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Mỗi bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia và mỗi bên có quyền ngắt lời bên kia, phản đối lại ý kiến mà các bên đưa ra…

Tố tụng hình sự thẩm vấn thường được chia ra thành các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử vụ án, trong giai đoạn điều tra thu thập chứng

cứ và thiết lập hồ sơ vụ án là quan trọng nhất có tính chất quyết định đến tồn bộ q trình giải quyết vụ án. Giai đoạn truy tố và xét xử phụ thuộc vào những kết quả đạt được của giai đoạn điều tra. Ngược lại, tố tụng hình sự tranh tụng lại đặc biệt quan tâm và cho rằng giai đoạn xét xử tại phiên tồ là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến q trình giải quyết vụ án và bảo đảm công bằng cho mọi bị cáo bị đưa ra xét xử.

Nói chung cho tới nay, chưa có mơ hình tố tụng hình sự nào (tranh tụng, thẩm vấn) được coi là tối ưu, mỗi mơ hình tố tụng có ưu điểm, nhược điểm riêng. Ví dụ, ưu điểm cơ bản của tố tụng thẩm vấn là tạo thế chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm xác định tương đối chính xác tội phạm, góp phần quan trọng trong bảo vệ và giữ gìn trật tự xã hội. Thế nhưng mơ hình tố tụng này có nhược điểm là các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hạn quá lớn nên có sự can thiệp của Nhà nước vào q trình tiến hành tố tụng, làm cho tố tụng hình sự khơng cơng bằng. Trong khi đó chủ thể tố tụng khác (bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự) ít có được cơ hội bày tỏ chứng cứ chứng minh về hành vi phạm tội đã thực hiện. Ngược lại, ưu điểm cơ bản của tố tụng hình sự tranh tụng thể hiện được tính dân chủ, cơng khai, minh bạch của q trình tố tụng, nhất là tại phiên tồ xét xử, vai trị của bị cáo, Luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác được tôn trọng, mọi người tham gia tố tụng cảm thấy rõ các quyền cơ bản của mình được đề cao bằng việc tự mình chứng minh những gì mình cho là đúng và quan trọng nhất là khi họ không chứng minh được mình đúng thì họ khơng cảm thấy có thiên vị và cho rằng đó là khách quan và họ chấp nhận theo phán quyết của Tồ án. Nhược điểm của mơ hình tố tụng này thể hiện, mỗi bên tranh tụng luôn bị sức ép phản đối từ bên đối kháng và đều ln ở thế bị động, phải liên tục đối phó với sự phản bác của bên kia bằng việc trình bày trực tiếp tại phiên toà. Do vậy những người tham gia tố tụng của các bên, nhất là Công tố viên và Luật sư bào chữa

đều phải là những người nắm rất vững những quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến chứng cứ, chứng minh và quy trình chứng minh. Đã có những nhận xét cho rằng “Bên thắng trong tranh tụng chưa hẳn đã là bên

đúng những gì xảy ra trong thực tế mà chỉ là bên thắng trong tranh tụng vì đã chứng minh được trước tồ là mình đúng tại phiên tồ”.

Như vậy, mỗi mơ hình tố tụng đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhận thức và quá trình xây dựng hệ thống pháp luật trong một quá trình dài của lịch sử và hiện tại của mỗi dân tộc, quốc gia. Mặt khác xã hội càng phát triển thì con người trong xã hội càng nhận thức được tầm quan trọng của tố tụng hình sự, khơng chỉ nhằm bảo đảm khơng để lọt tội phạm trong thực tế mà cịn phải từng bước bảo đảm sự công bằng, công khai, minh bạch của hoạt động tố tụng hình sự.

Mơ hình tố tụng của nước ta hiện nay đang có hai quan điểm, quan điểm thứ nhất cho rằng mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam là mơ hình thẩm vấn, quan điểm thứ hai cho rằng mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam là mơ hình pha trộn (hỗn hợp). Chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ hai, xuất phát từ những căn cứ sau đây:

- Căn cứ vào yếu tố lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của tố tụng hình sự Việt Nam đã cho thấy quá trình này chịu ảnh hưởng to lớn của mơ hình tố tụng hình sự của Pháp và Liên Xơ, mà hai mơ hình này là mơ hình tố tụng hình sự Châu Âu lục địa đã tiếp thu những nhân tố tích cực của mơ hình tranh tụng nên được thừa nhận là mơ hình pha trộn. Hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp của Pháp đã hiện diện ở nước ta bên cạnh hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp phong kiến bản xứ trong gần 100 năm nước ta là thuộc địa của Pháp và đã có ảnh hưởng đến truyền thống, tư duy pháp lý ở nước ta. Sau năm 1945 hệ thống cơ quan Tồ án của nước ta được hình thành nhưng vẫn cịn chịu ảnh hưởng của mơ hình tư pháp của Pháp. Từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 ngun tắc tổ chức, hoạt động, mơ hình của hệ thống cơ quan

tư pháp và hệ thống pháp luật của nước ta đã chịu sự tác động, ảnh hưởng của khoa học pháp lý và mơ hình Nhà nước Xơ viết thay thế cho các ảnh hưởng của mơ hình Pháp.

- Căn cứ vào luật thực định: Phân tích quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có thể nhận thấy những dấu hiệu đặc trưng của mơ hình tố tụng pha trộn, cụ thể:

+ Những dấu hiệu của mơ hình thẩm vấn:

Những dấu hiệu này thể hiện rõ nhất ở giai đoạn điều tra, với tư cách là giai đoạn độc lập trong quan hệ với các giai đoạn còn lại đã phân chia ước lệ tồn bộ tiến trình tố tụng hình sự thành hai phần. Các giai đoạn trước Toà án và giai đoạn xét xử, thi hành án. Giai đoạn điều tra có vai trị quan trọng trong quan hệ với giai đoạn xét xử sơ thẩm vì các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn này là cơ sở quyết định truy tố của Viện kiểm sát đối với bị can ra trước toà để xét xử và Toà án xét xử chủ yếu trên cơ sở những chứng cứ này.

Các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có những quyền năng to lớn trong mối quan hệ với địa vị tố tụng hạn chế của bên bào chữa đã cho thấy trong giai đoạn này chưa có sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể này với nhau. Toàn bộ chứng cứ của giai đoạn này là do cơ quan điều tra tìm kiếm, phát hiện, thu thập, kiểm tra và đưa vào hồ sơ vụ án trên cơ sở thực hiện các hoạt động điều tra do luật định (Điều 65 BLTTHS năm 2003). Bị can chỉ có quyền trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, u cầu, khơng có quyền thu thập chứng cứ. Quyền bào chữa của bị can chưa được bảo đảm vì vẫn bị phụ thuộc vào ý chí của chính các cơ quan tiến hành tố tụng. Về lý thuyết vẫn có thể xảy ra trường hợp bị can khơng thực hiện được quyền có người bào chữa tại thời điểm bị khởi tố bị can hoặc chỉ có thể được thực hiện quyền đó ở thời gian muộn hơn (Điều 56 BLTTHS năm 2003).

Nguyên tắc bí mật kết quả điều tra (Điều 124 BLTTHS năm 2003) là nguyên tắc truyền thống đặc trưng của mơ hình thẩm vấn.

Chế định Viện kiểm sát vừa thực hiện chức năng buộc tội vừa thực hiện chức năng giám sát tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (kiểm sát điều tra) với những quyền hạn có tính mệnh lệnh - chấp hành trong quan hệ với cơ quan điều tra thể hiện sự ảnh hưởng của mơ hình tố tụng hình sự Pháp và Liên Xơ (nay là liên bang Nga).

Toà án mặc dù đã độc lập đối với các bên nhưng vẫn cịn có vai trị tích cực trong phiên toà sơ thẩm và thực hiện một số quyền hạn chưa phù hợp với chức năng xét xử của mình. Cụ thể, Thẩm phán là người hỏi chính và hỏi đầu tiên tại phần thủ tục xét hỏi, Tồ án có quyền chủ động quyết định nhiều biện pháp liên quan đến hoạt động chứng minh khi thấy cần thiết, không phụ thuộc vào ý chí của các bên, Tồ án có quyền khởi tố vụ án, có quyền xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn trong cùng một điều luật so với truy tố của Viện kiểm sát…

+ Những dấu hiệu của mơ hình tranh tụng:

Đã có sự tách bạch mặc dù chưa thật triệt để về các chức năng tố tụng cơ bản. Chức năng buộc tội, chức năng bào chữa, chức năng xét xử, nhiều nội dung của nguyên tắc tranh tụng đã hiện diện ở giai đoạn xét xử sơ thẩm mặc dù BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 đều không thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản. Cụ thể như địa vị tố tụng bình đẳng trong hoạt động chứng minh giữa Viện kiểm sát - người buộc tội nhân danh Nhà nước và bị cáo, người bào chữa của bị cáo trước Toà án độc lập (Điều 19 BLTTHS 2003).

Một số nguyên tắc tiến bộ của mơ hình tranh tụng được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam như nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ (Điều 66 BLTTHS năm 2003), ngun tắc suy đốn vơ tội với quy định nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 9 BLTTHS năm 2003), nguyên tắc xét xử cơng khai, trực tiếp, liên tục và bằng lời nói (Điều 18, 184 BLTTHS năm 2003), nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ (Điều 11 BLTTHS năm

2003), nguyên tắc xét xử có sự tham gia của Hội thẩm, Thẩm phán và Hội thẩm

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w