Tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ toàn quốc kháng chiến

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 41 - 43)

kháng chiến

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ đó đến ngày 20/7/1954, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh và đã giành thắng lợi, đập tan ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật trong thời kỳ này có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về cơ quan tiến hành tố tụng:

Trong những ngày đầu tiên của thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến Tồ án qn sự. Đó là Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/02/1947 về tổ chức các

Toà án binh trong toàn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 45/SL ngày 25/4/1947 về đặt một số Tồ án binh tối cao, Thơng lệnh số 60/TL ngày 228/5/1947 của liên bộ Quốc phịng - Tư pháp về tổ chức Tồ án binh tại mặt trận, Sắc lệnh số 59/SL ngày 05/7/1947 về đặt một số Toà án binh khu Trung ương.

Việc phân định thẩm quyền giữa Toà án quân sự và Toà án nhân dân, Điều 2 Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/02/1947 quy định: “Trong một vụ phạm pháp có cả quân nhân cả thường dân, việc ấy sẽ do Toà án binh hoặc Toà án quân sự xét xử tùy theo từng việc và tính cách việc phạm pháp” [34, tr.18].

Đến năm 1950 tên gọi của các Toà án đã được sửa đổi cho phù hợp với bản chất của Toà án nhân dân. Điều 1 Sắc lệnh số 45/SL ngày 22/5/1950 quy định: “Toà án sơ cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc thẩm nay gọi là Toà án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố, Phụ thẩm nhân dân nay gọi là Hội thẩm nhân dân” [3, tr.10].

Thứ hai, về người tham gia tố tụng:

Trong các văn bản tố tụng hình sự được quy định thời kỳ này, những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại đã được đề cập. Ngày 18/6/1949, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 69/SL về việc cho phép các bị can có thể được nhờ một cơng dân khơng phải là Luật sư bênh vực trước Toà án. Điều 1 Sắc lệnh quy định:

Từ nay trước khi Toà án xử việc hộ và thương mại, trước các Toà án thường và Toà án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình trừ Tồ án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo, bị can có thể nhờ một cơng dân khơng phải là Luật sư bênh vực cho mình. Cơng dân đó phải được ơng Chánh án thừa nhận [34, tr.40].

Trường hợp khơng có người bào chữa, Điều 2 Sắc lệnh quy định “Nếu bị can khơng có ai bênh vực, ơng Chánh án có thể tự mình hay theo yêu cầu của bị can cử ra người bào chữa cho bị can” [34, tr.40]. Đây là những quy định hết

sức tiến bộ, đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w