Tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự từ năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 50 - 53)

năm 2003 đến nay

Nghiên cứu luật tố tụng hình sự Việt Nam, thấy rằng tuy nguyên tắc tranh tụng chưa được nhà làm luật ghi nhận như là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng tinh thần của nó đã được thể hiện ở một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nhiều điều luật được sửa đổi bổ sung theo hướng tăng quyền hạn cho bên gỡ tội, nhất là người bào chữa, thể hiện rõ nét hơn yếu tố tranh tụng trong tố tụng hình sự, phản ánh chủ trương cải cách tư pháp của Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chúng ta có thể thấy các điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có chứa các yếu tố tranh tụng như:

Trong phần thứ nhất (những quy định chung), yếu tố tranh tụng được thể hiện trong nhiều điều luật. Tại Điều 10 quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án, ngoài việc quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án, điều luật còn quy định bị can, bị cáo có quyền chứng minh là mình vơ tội. Để chứng minh là mình vơ tội thì lẽ tất nhiên bị can, bị cáo phải sử dụng các tài liệu, đồ vật để lập luận, phản bác lại sự buộc tội của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11). Quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng, được coi là nguyên tắc cơ bản với nội dung: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tồ án (Điều 19).

chứng minh sự vơ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, pháp luật tố tụng hiện hành quy định rõ người bị tạm giữ được biết lý do mình bị tạm giữ, được trình bày lời khai, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được đưa ra đồ vật, yêu cầu (Điều 48). Đối với bị can thì bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì, được trình bày lời khai, được đưa ra đồ vật, yêu cầu, đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa (Điều 49). Đối với bị cáo thì bị cáo có quyền được tham gia phiên toà, được đưa ra đồ vật, yêu cầu, đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được trình bày ý kiến và được tham gia tranh luận tại phiên toà (Điều 50). Yếu tố tranh tụng được thể hiện rõ nét tại Điều 58 quy định quyền của người bào chữa. So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, quyền người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được bổ sung nhiều, tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia tranh tụng có hiệu quả, bình đẳng với bên cơng tố. Cụ thể, người bào chữa có quyền: tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong một số trường hợp có thể tham gia từ khi có quyết định tạm giữ; có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can; thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên toà. Ngồi các chủ thể nêu trên, pháp luật tố tụng hình sự cịn quy định bị đơn dân sự có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra; đề nghị mức bồi thường và biện pháp bảo đảm bồi thường; trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà (Điều 53).

Đối với bên buộc tội, Bộ luật tố tụng hình sự dành những quyền rộng rãi cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong việc khởi tố, điều tra, truy tố và thực hiện quyền cơng tố tại phiên tồ. Ngồi ra, người bị hại có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra; đề nghị mức bồi thường và biện pháp bảo đảm bồi thường; trình bày

ý kiến tranh luận tại phiên tồ (Điều 51). Ngun đơn dân sự có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra; đề nghị mức bồi thường và biện pháp bảo đảm bồi thường; trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà (Điều 52). Người bị hại, nguyên đơn dân sự cũng có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Người bảo vệ quyền lợi cho họ cũng có nhiều quyền đảm bảo cho họ bình đẳng trong tranh luận với người bào chữa (Điều 59).

Trong giai đoạn điều tra, yếu tố tranh tụng cũng được thể hiện ở những quy định: Người bào chữa có thể được tham gia hỏi cung bị can (Điều 132); bị can có thể có mặt khi khám nghiệm hiện trường (Điều 150). Tinh thần tranh tụng được thể hiện rõ nét ở Điều 158 với quy định là: sau khi tiến hành giám định, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền biết về nội dung giám định, đồng thời họ được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Trong giai đoạn xét xử, yếu tố tranh tụng được thể hiện qua các quy định như: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu xem xét (Điều 205); người bào chữa có quyền bình đẳng với Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về các tình tiết liên quan đến việc bào chữa (Điều 207, Điều 209, Điều 210, Điều 211, và Điều 215), có quyền cùng Hội đồng xét xử, kiểm sát viên xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm và trình bày lời nhận xét của mình. Yếu tố tranh tụng được thể hiện rõ nét ở các Điều 217, Điều 218 quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận và đối đáp trong tranh luận. Theo đó bản luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà, ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về bản

luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình để đối đáp lại với từng ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến. Ngồi ra tại các Điều 325, Điều 326 còn quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan và người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật trong bất kỳ giai đoạn nào của q trình giải quyết vụ án; cung cấp thơng tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại nhằm chứng minh sự đúng đắn của nội dung khiếu nại.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w