Tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự từ năm 1988 đến năm

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 45 - 50)

năm 2003

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện, khắc phục từng bước những sai lầm khuyết điểm trước đây, mở ra những hướng mới, nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Trước hết chúng ta tiến hành đổi mới tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhằm khắc phục những nhận thức đơn giản và tư duy lý luận lạc hậu. Đồng thời chúng ta tiến hành đổi mới về cơ chế chính sách về kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng, phát triển sản xuất. Kiên quyết và dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách kinh tế mới đã động viên khuyến khích, phát huy khả năng của toàn xã hội, tạo động lực cho sự phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực trên, cũng đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực mới, bất công xã hội tăng lên, pháp luật, kỷ cương có nơi, có lúc bị bng lỏng, tình trạng oan, sai, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong điều tra, truy tố, xét xử diễn biến phức tạp. Mặt khác các văn bản quy phạm tố tụng hình sự đơn hành khơng thể hiện được tồn diện, đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử.

Chính vì vậy việc ban hành Bộ luật tố tụng hình sự là vấn đề mang tính khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ ba Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, đã thơng qua Bộ luật tố tụng hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/01/1989 (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988).

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bộ luật đã kế thừa và phát triển những thành tựu của luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhất là từ Cách mạng tháng Tám đến nay, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, xử lý kiên quyết mọi hành vi phạm tội.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 gồm 7 phần, 32 chương với 286 điều. Tại phần thứ ba quy định về xét xử sơ thẩm gồm 7 chương, trong đó quy định:

Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tồ án các cấp: trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử sơ thẩm nói riêng được coi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, bởi lẽ để xác định một người có tội và phải chịu hình phạt, người đó phải được đưa ra xét xử trước Toà án. Toà án nhân danh Nhà nước đưa ra những phán quyết cuối cùng trong việc giải quyết vụ án hình sự và là cơ quan duy nhất có quyền quyết định một người có tội hay khơng. Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật” [38, tr.327].

Về việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 lần đầu tiên quy định cụ thể thời hạn chuẩn bị xét xử, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố, việc giao các quyết định của Toà án, triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà.

Về thủ tục tố tụng tại phiên toà: Tương tự như quy định tại Điều 12 Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14/7/1960, Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 1988 quy đinh “Hội đồng xét xử gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm

nhân dân”, nhưng có bổ sung điểm mới là: Trong trường hợp vụ án có tính

chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Đối với những vụ án mà bị cáo đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Đáng chú ý là, Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định về giới hạn của việc xét xử “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi

theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã ra quyết định đưa ra xét xử”. Như vậy, Tồ án khơng được xét xử những bị cáo, hoặc xét xử theo

tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Quy định này bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, vì trong trường hợp ngược lại, bị cáo khơng có thời gian nghiên cứu những lời buộc tội mình để bào chữa.

Về trình tự phiên tồ sơ thẩm: Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định cụ thể về thủ tục bắt đầu phiên toà. Bộ luật chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tranh luận tại phiên tồ, mà chỉ quy định trình tự phát biểu khi tranh luận. Điều 192 Bộ luật quy định: Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến của người khác mà mình khơng đồng ý. Chủ tọa phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt ý kiến khơng có liên quan đến vụ án.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã phát huy được tác dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo đảm kỷ cương, phép nước. Tuy nhiên sau hơn một năm thi hành cho thấy có một số vấn đề cấp bách đặt ra cần phải sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ngày 30/6/1990, tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990).

Luật sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990 đã bổ sung 3 Điều mới: Điều 42a Người bảo vệ quyền lợi của đương sự, Điều 168a Thời hạn hỗn phiên tồ, Điều 215a Việc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; ngoài ra Luật sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990 cịn bổ sung 35 Điều luật.

Bộ luật tố tụng hình sự 1988 chưa quy định việc người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích của họ, đồng thời chưa quy định quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự. Vì vậy Luật sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990 đã bổ sung Điều 42a Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự như sau:

1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác được cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận, bảo vệ quyền lợi ích cho mình.

2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền cung cấp chứng cứ, đề đạt yêu cầu; được đọc hồ sơ vụ án, ghi chép những điều cần thiết khi kết thúc điều tra; tham gia phiên toà; khiếu nại các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.

thể chất hoặc tâm thần, thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Tồ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ [21].

Trong quá trình áp dụng, trước yêu cầu cải cách tư pháp và giải quyết kịp thời một số vấn đề bức xúc mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đặt ra nên Bộ luật tố tụng hình sự ln được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thơng qua ngày 22/12/1992 và ngày 9/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000).

Luật sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 đã bổ sung hai điều mới: Điều 10a trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng, Điều 234a thi hành hình phạt trục xuất; bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 145 thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, bỏ Điều 160a thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm; bỏ điểm a khoản 1 Điều 226… Để bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, chống oan, sai trong hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, tại Điều 10a Luật sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 đã quy định: Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.

Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Để bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, thực hiện hai cấp xét xử, cũng như nhằm quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khoá VIII, Luật sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 đã bỏ quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm (bỏ khoản 3 Điều 145, Điều 160a, điểm a khoản 1 Điều

226 Bộ luật tố tụng hình sự).

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w