Tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 43 - 44)

chủ nghĩa

Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật trong thời kỳ này có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về cơ quan tiến hành tố tụng:

Về cơ quan tiến hành tố tụng, Thông tư số 556/TTg ngày 24/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về việc bắt giữ, truy tố, xét xử đã quy định: Nhiệm vụ chủ yếu của Công an, Công tố, Toà án là trấn áp bọn phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa… Nhiệm vụ thứ hai của Cơng an, Cơng tố, Tồ án là bảo vệ tài sản công của Nhà nước, bảo vệ tài sản của các Hợp tác xã, bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ thực hiện các chính sách, bảo đảm sự cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa… Nhiệm vụ thứ ba của Công an, Cơng tố và Tồ án là bảo vệ trật tự, trị an của xã hội…

Trong khi tiến hành nhiệm vụ Công an, Cơng tố và Tồ án phải tn theo pháp luật của Nhà nước mà làm đúng nguyên tắc, bắt giữ và xét xử dưới đây:

Kẻ đáng bắt thì bắt.

Kẻ bắt cũng được, khơng bắt cũng được thì khơng bắt.

Bắt giữ rồi thì hỏi cung mau chóng để kịp thời xét xử, khơng giam lâu. Khi xét xử thì đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được nhân dân đồng tình.

Thứ hai, về người tham gia tố tụng:

Trong thời kỳ này pháp luật tố tụng hình sự quy định về địa vị pháp lý của bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có tài sản, quyền lợi có liên quan…

Đối với bị can, bị cáo: Pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ này chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm bị can, mà chỉ đề cập khái niệm bị cáo, quyền và nghĩa vụ của bị cáo. Tại thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956

của Bộ tư pháp đã quy định: Bản cáo trạng phải được tống đạt cho bị cáo chậm nhất là 3 ngày trước phiên toà, Toà án phải xem bị cáo được tống đạt bản cáo trạng chưa.

Trong phiên tồ bị cáo có quyền: u cầu Tồ án thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân nếu nhận thấy những người này có quan hệ với vụ án có thể làm cho việc xét xử khơng cơng bằng, trình bày chứng cứ, đề xuất những thỉnh cầu và phát biểu lời cuối cùng trước khi Toà án vào nghị án…

Về quyền bào chữa của bị cáo, Thơng tư số 6/TC ngày 9/9/1967 của Tồ án nhân dân tối cao về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã hướng dẫn: Trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, các Thẩm phán có nhận thức đầy đủ rằng việc thực hiện quyền bào chữa ln ln có tác dụng giúp cho Tồ án nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w