Tranh tụng trong tố tụng hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 25 - 30)

pháp luật Anh - Mỹ

Mơ hình tố tụng tranh tụng có nguồn gốc từ mơ hình tố tụng tố cáo và phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống luật án lệ như Anh, Mỹ, Australia,… Tố tụng tranh tụng cho rằng: sự thật sẽ được mở ra qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa những người có dữ liệu chính xác. Hình thức tố tụng này dựa trên quan điểm cho rằng, tố tụng là một cuộc tranh đấu tại Tồ án giữa một bên là Nhà nước (thơng qua đại diện) và một bên là công dân bị nghi thực hiện tội phạm; mà đã là cuộc tranh đấu thì hai bên đều được sử dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những việc cụ thể. Ngơn ngữ được sử dụng trong q trình tố tụng địi hỏi phải rất chính xác và tố tụng có vai trị đặc biệt quan trọng đến mức nhiều người cho rằng, tố tụng tranh tụng là hệ thống coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm, yếu tố lịch sử, văn hố chính trị…, pháp luật tố tụng hình sự tranh tụng ở mỗi nước cũng có những biến đổi nhất định.

Ở Vương quốc Anh, giai đoạn điều tra của hầu hết các vụ án hình sự đều do cảnh sát đảm trách. Cơ quan cơng tố Hồng gia khơng có quyền kiểm tra cơng tác quản lý nội bộ cảnh sát cũng như không được can thiệp vào cách thức thực hiện chức năng của họ. Tuy nhiên, hai cơ quan này đều có sự phụ

thuộc lẫn nhau và sự phối hợp giữa cơ quan cảnh sát với cơ quan công tố là cần thiết nhằm đảm bảo cho các hoạt động tư pháp hình sự đạt hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng cơ quan điều tra và cơng tố trong hệ thống tư pháp hình sự của Anh tương đối độc lập với nhau. Điều này bảo đảm cho việc điều tra được khách quan, cơ quan công tố khơng can thiệp vào vấn đề này, do đó cũng hành động một cách khách quan trong việc thực hiện chức năng truy tố hình sự và quá trình tranh tụng tại phiên tồ sau này của mình.

Các Cơng tố viên tại các đồn cảnh sát chỉ làm chức năng tư vấn, họ khơng có quyền chỉ đạo việc điều tra của cảnh sát và cũng khơng có quyền chỉ thị cho cảnh sát về việc thu thập chứng cứ. Nhưng theo luật họ có thể chỉ dẫn cho cảnh sát về các vấn đề pháp lý trong việc điều tra như mối liên hệ, trọng lượng, khả năng có thể chấp nhận các bằng chứng thu thập được… Mặt khác, trong quá trình điều tra, cảnh sát có thể u cầu Cơng tố viên chỉ dẫn các vấn đề về pháp luật liên quan đến việc điều tra. Khi đã có đủ chứng cứ để buộc tội, cảnh sát có thể lựa chọn một số khả năng để xử lý như: không tiếp tục buộc tội, ra quyết định cảnh cáo, quản lý chặt chẽ kẻ tình nghi, buộc tội kẻ vi phạm…

Trường hợp cảnh sát quyết định buộc tội, họ phải chuyển tồn bộ hồ sơ cho Cơng tố viên để quyết định truy tố hay không. Phần lớn các thủ tục tố tụng hình sự đều do Cơ quan cơng tố Hồng gia đảm nhiệm. Nhiệm vụ chính của Cơ quan công tố theo luật định là:

- Tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự do Cơ quan cảnh sát và cơ quan có thẩm quyền khác khởi tố.

- Khởi tố và tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật về Cơng tố viên hồng gia.

- Chỉ dẫn cho cảnh sát về những vấn đề liên quan đến tội phạm hình sự. Về cơ chế truy tố và tranh tụng, theo luật định phần lớn các thủ tục tố tụng hình sự là do cơng tố viên tiến hành. Tuy nhiên, tiến trình tố tụng hình sự

cũng có thể do các nhân và các cơ quan truy tố khác tiến hành như: Cơ quan chống các tội phạm lừa đảo nghiêm trọng, cơ quan Hải quan và Thuế vụ; một số Bộ thuộc Chính phủ như Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, trong trường hợp này các cơ quan đó sẽ th Luật sư làm nhiệm vụ cơng tố. Quyền truy tố tư nhân được quy định trong luật về truy tố tội phạm năm 1985. Tuy nhiên Cơng tố viên Hồng gia có quyền can thiệp vào q trình này khi cần thiết, chỉ tiếp nhận việc truy tố tư nhân vì lợi ích cơng. Việc từ chối tiếp nhận các vụ tư tố có thể vì lý do có ít chứng cứ hay chứng cứ khơng thuyết phục. Quy định như vậy nhằm tránh việc lạm dụng quyền truy tố tư nhân. Mặt khác Cơ quan cơng tố Hồng gia cũng có thể từ chối tiếp nhận tư tố trong trường hợp việc truy tố nặng về lợi ích cơng theo quy định của Bộ luật ứng xử của Công tố viên Hồng gia và do việc truy tố có thể làm phương hại lợi ích tư pháp hoặc vụ việc là quan trọng, phức tạp cần có quyết định cơng tố.

Khi tiến hành tố tụng hình sự tại phiên tồ, cơng tố viên Hồng gia phải thực hiện quyền tự quyết của mình theo quy định của Bộ luật về Công tố viên. Bộ luật này là một văn bản pháp lý ban hành theo luật truy tố tội phạm năm 1985. Trong đó quy định, trong tố tụng hình sự Cơng tố viên Hồng gia có quyền tự quyết định những vấn đề sau:

- Có khởi tố bị can khơng;

- Nếu đã khởi tố thì có thể tiếp tục tiến hành tố tụng không; - Việc buộc tội đã đúng pháp luật chưa;

- Đưa ra yêu cầu về cách thức xét xử.

Công tố viên phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc thẩm tra chứng cứ cũng như việc tiến hành tranh tụng tại phiên toà, truy tố tội phạm theo nhiệm vụ của cơng tố viên cịn đối trọng với Công tố viên là Luật sư biện hộ. Tuy nhiên cách thức mà Luật sư Anh tranh tụng tại phiên tồ có một số khác biệt. Họ có thể xuất hiện một cách hết sức lãnh cảm tại Toà án khi đại diện cho thân chủ, khơng coi là mình phải có trách nhiệm nhận được lời tha tội

bằng việc sử dụng các quy tắc tố tụng hay biện pháp gài bẫy đối phương với hy vọng công tố viên sẽ mắc sai lầm. Các Luật sư Anh có xu hướng tiếp cận phiên toà tranh tụng như nơi để quyết định các sự việc trên cơ sở đấu tranh chứng cứ. Bồi thẩm đoàn sẽ buộc bị cáo phải chịu hình phạt nếu họ tin rằng cáo trạng của Công tố viên là đúng đắn.

Người Mỹ cho rằng hệ thống tranh tụng chỉ là một hệ thống được đặt ra nhằm giải quyết các tranh chấp, xung đột quan điểm về thực tế vụ án, những tranh chấp, xung đột được đệ trình lên Tồ án mà ở đó Thẩm phán đóng vai trị thụ động và cơng minh. Chính Thẩm phán là người quyết định bên nào thắng trong cuộc tranh chấp tại toà. Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thuật ngữ “tranh tụng” đồng nghĩa với hệ thống tư pháp hình sự, một hệ thống đã được pháp điển hoá bằng Hiến pháp do những người sáng lập ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tạo lập nên và được Toà án nhân dân tối cao áp dụng suốt trong hơn hai thế kỷ. Do đó, hệ thống tranh tụng tiêu biểu cho một mơ hình tố tụng đơn giản nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp mà điểm cốt lõi là các quyền cơ bản của con người được công nhận và để bảo đảm những giá trị chân chính của một xã hội tự do và tôn trọng các quyền tự do cá nhân.

Những quyền được bảo đảm trong hệ thống tranh tụng là quyền tự do ý chí của cá nhân, quyền được trợ giúp có hiệu quả của Luật sư, được bảo vệ một cách bình đẳng trước pháp luật, được xét xử bởi bồi thẩm đoàn, quyền được triệu tập và đối chất với các nhân chứng và quyền được yêu cầu chính quyền phải chứng minh sự có tội “vượt ra ngồi những lý do nghi ngờ hợp lý

và không được phép ép buộc nhận tội”. Những quyền này và những quyền

khác cũng bao gồm trong khái niệm rộng và cơ bản trong Hiến pháp rằng: “Không ai bị tước đoạt cuộc sống, tự do, tài sản mà khơng qua một tiến trình

xét xử cơng bằng” [31], một khái niệm mà bản thân nó đã mang hàm ý của hệ

Để thực thi cơng lý, các Tồ án ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp, trong truyền thống pháp luật. Những nguyên tắc này được xác định và mô tả chi tiết trong bản các tiêu chuẩn về hoạt động của Toà án xét xử (Toà án sơ thẩm) và bản các tiêu chuẩn của Toà án phúc thẩm do ủy ban quốc gia về Thẩm phán và Luật sư cùng với Trung tâm quốc gia về Toà án bang xây dựng [29, tr.7]. Các nguyên tắc này bao gồm một số nội dung sau:

- Các Toà án phải tuân thủ pháp luật và chỉ đưa ra quyết định dựa trên các yếu tố pháp lý thích hợp.

- Các Tồ án phải cơng bằng và đối xử bình đẳng với mọi người.

- Mặc dù được độc lập khi đưa ra quyết định và điều hành xét xử, song các Toà án phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định, hoạt động và việc sử dụng, huy động các nguồn lực cơng.

- Các Tồ án phải dành cho tất cả mọi người quyền tham gia phiên toà và tiến hành cơng việc của mình một cách cơng khai.

- Các Tồ án phải hoạt động một cách có hiệu quả và nhanh chóng.

Theo hệ thống tranh tụng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, phiên tồ xét xử là nơi mà tính xung đột được biểu hiện cao nhất, bởi vì Luật sư không phải là cơ quan hay nhân viên Nhà nước, hơn nữa Luật sư được coi là “người bảo vệ

chống lại những lời lẽ thù địch của bên kia” cho khách hàng của mình, vì thế Luật sư biện hộ ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có nghĩa vụ theo sát cuộc điều tra vụ án. Tất cả các nguồn thơng tin thích hợp đều phải được khai thác, khám phá, đặc biệt là các thơng tin về khách hàng. Thay vì tiếp nhận những quyết định của chính quyền để lưu giữ, bảo quản hoặc phá hủy chứng cứ, Luật sư biện hộ có nhiệm vụ phát hiện ra các thông tin mà cảnh sát hoặc Công tố viên đang nắm giữ.

Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong tất cả các vụ án hình sự mà bị cáo bị buộc tội có thể phải chịu mức hình phạt từ 6 tháng tù trở lên thì người đó có

quyền hiến định là được xét xử bằng bồi thẩm đồn. Thêm vào đó, hầu hết các cơ quan tư pháp bao gồm cả các Toà án liên bang đều cho phép Thẩm phán hoặc Công tố viên phủ quyết quyền khước từ xét xử có bồi thẩm đồn của bị cáo. Do đó theo cách hiểu chung nhất, xét xử khơng có bồi thẩm đồn chỉ xảy ra đối với những vụ án nghiêm trọng khi thủ tục đó được tất cả các bên đồng ý.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w