Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, việc tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua cịn có những trường hợp khơng đạt yêu cầu như việc áp dụng các thủ tục tố tụng, điều khiển phiên toà, viết bản án... cũng như các hoạt động khác của Toà án, kể cả phiên toà được coi là xét xử điểm, thực ra mới đạt yêu cầu ở việc áp dụng mức hình phạt, ở đường lối xét xử, còn tác dụng giáo dục phịng ngừa chung, tơn vinh tính tối cao của pháp luật thơng qua quá trình tranh tụng tại phiên tồ mà cụ thể là hoạt động của Hội đồng xét xử tại phiên toà, qua bản án hoặc bản luận tội của Viện kiểm sát nhân dân, thì cịn chưa đạt u cầu của cơng tác xét xử. Sự thiếu chính xác đó vừa làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, vừa gây phiền hà cho nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ công lý.
Thực tế kiểm tra giám đốc án và thống kê chất lượng giải quyết án cho thấy số lượng án bị sửa, hủy vẫn cịn, những sai sót đó gắn liền với những tồn tại như: có những trường hợp Thẩm phán thiếu trách nhiệm, khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, cẩu thả trong cơng tác chuẩn bị phiên tồ và trong phiên toà cũng như trong viết bản án... đánh giá chứng cứ khơng đầy đủ, khơng
chính xác nên xét xử, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, khơng áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật hoặc các hướng dẫn phải áp dụng trong cơng tác xét xử... Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm xét xử hai bị cáo Nguyễn Hữu Hoành và Nguyễn Hữu Thắng về tội “cố ý gây thương tích”. Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo kêu bị xét xử oan, hai người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 26 ngày 15/5/2000, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xử y án sơ thẩm. Việc anh Lý và anh Sơn bị đánh là có thật nhưng ai là người gây thương tích cho họ thì các cơ quan tiến hành tố tụng chư a làm rõ. Theo biên bản giám định pháp y thì thương tích của anh Lý và anh Sơn là do vật sắc nhọn gây ra, trong khi đó thì tài liệu trong hồ sơ lại thể hiện Nguyễn Hữu Thắng là người cầm gậy, Nguyễn Hữu Hồnh khơng có hung khí mà chỉ dùng tay chân đấm đá anh Lý và anh Sơn. Lời khai của các bị cáo và người bị hại không thống nhất, không phù hợp với thương tích của ngư ời bị hại. Tại phiên tồ hai bị cáo cũng khơng nhận đã gây ra thương tích như vậy cho anh Lý và anh Sơn. Người có hung khí sắc nhọn là Hồng Tiến Long nhưng Long đang bỏ trốn. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không lắng nghe lời khai của bị cáo tại phiên tồ, khơng xem xét sự phù hợp giữa các chứng cứ, do phụ thuộc quá nhiều vào hồ sơ vụ án, việc tranh luận tại phiên tồ chỉ mang tính hình thức, dựa trên những cơ sở chưa vững chắc mà có phán quyết các bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích”.
Do vậy, Tồ hình sự Tồ án nhân dân tối cao đã ra quyết định hủy cả hai bản án nói trên để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra.
Ngồi những vụ án trên, cịn những sai lầm trong các bản án khác khi xét xử vắng mặt bị cáo nhưng khơng có lệnh truy nã và kết quả truy nã, xét xử bị cáo là người chưa thành niên mà khơng có người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc nhà trường tham gia; xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng khác, những người mà pháp luật cho phép tham gia vào quá trình tranh tụng
để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Việc bị cáo và người đại diện hợp pháp cho bị cáo có mặt tại phiên toà là những quy định bắt buộc của luật tố tụng hình sự, đó khơng chỉ là tn thủ quy định tố tụng mà còn đảm bảo cho bị cáo được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình qua quá trình tranh tụng tại phiên tồ. Chính vì vậy, những bản án vi phạm đều đã bị hủy để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tồ án đã được quy định rất chặt chẽ ở Bộ luật tố tụng hình sự từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi tuyên án, mọi diễn biến của phiên toà đều phải được phản ánh qua biên bản phiên tồ. Tuy nhiên, qua cơng tác giám đốc việc xét xử cho thấy nhiều hoạt động tố tụng không được thể hiện trong hồ sơ vụ án, diễn biến phiên toà khơng được thể hiện trong biên bản phiên tồ, việc xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng không đúng với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, nhiều trường hợp người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tồ hay khơng cũng khơng được thể hiện trong biên bản phiên tồ và trong bản án, nhiều trường hợp trong biên bản phiên tồ ghi vắng mặt, cịn trong bản án lại ghi có mặt, nhiều bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm kết án đúng tội danh, quyết định đúng hình phạt nhưng xác định khơng chính xác các tình tiết của vụ án, giữa phần nhận định với phần quyết định của bản án không thống nhất, việc xác định họ tên của người phạm tội khơng chính xác.
Việc xem xét chứng cứ khi nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ trong q trình tranh tụng tại phiên tồ có vai trị rất lớn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án nhưng vẫn có những trường hợp có Tồ án đánh giá khơng đúng dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Ví dụ như vụ án Vũ Hữu Hồng, sinh năm 1975; trú tại: Thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, bị Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 08 năm tù về tội “Buôn bán hàng cấm”, trong vụ án này cịn có Nguyễn Văn Thưởng và Đàm Văn Chiến cùng
tham gia nhưng trong q trình điều tra Thưởng và Chiến khơng có mặt tại địa phương nên cơ quan điều tra khơng khởi tố. Q trình nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán - Chủ toạ phiên tồ khơng phát hiện nên đã bị Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm.
Thực tế cịn có những sai sót như cơng tác chuẩn bị xét xử cịn có trường hợp chưa thật chu đáo, ngay cả những vụ án lớn được dư luận quan tâm. Đây là những sai sót thể hiện cịn có Thẩm phán vẫn chưa thực sự thấm nhuần tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW về cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tồ. Có trường hợp việc lập kế hoạch xét hỏi cịn sơ sài nên khi có tình huống mới phát sinh tại phiên tồ thì Chủ tọa thường lúng túng trong cách xử lý. Ví dụ: Có bị cáo là người nước ngồi ra tồ khơng nói gì chỉ im như bị câm, mặc dù bị cáo khơng bị câm và đã có người phiên dịch, Chủ tọa phiên tồ khơng biết xử lý thế nào đành hỗn phiên toà và hỏi Toà án cấp trên để hướng dẫn hoặc bị cáo ra phiên tồ khơng chịu trả lời những câu hỏi của Chủ tọa mà lại nói về những việc khơng có liên quan gì đến vụ án, Chủ tọa yêu cầu bị cáo ngừng nói nhưng bị cáo khơng ngừng mà cịn nói hăng hơn, vậy là Chủ tọa đành để bị cáo nói chán rồi thơi.
Có trường hợp tại cơ quan điều tra bị cáo nhận tội nhưng tại phiên tồ bị cáo khơng nhận tội, trong trường hợp này thay vì hướng cho Kiểm sát viên tranh luận với bị cáo để làm rõ những chứng cứ buộc tội, gỡ tội thì Hội thẩm nhân dân lại hỏi bị cáo rằng: Bị cáo có biết bị cáo khơng nhận tội như vậy là bị cáo rất ngoan cố hay không? Bị cáo nên biết rằng, nếu bị cáo thành khẩn khai nhận thì sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này là khơng đúng tinh thần của Nghị quyết số 08 và quy định của BLTTHS, bởi trách nhiệm chứng minh bị cáo phạm tội hay không phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
Có trường hợp ngay từ khi bị khởi tố bị can đến khi ra phiên tồ bị cáo ln kêu rằng không phạm tội, nhưng Chủ tọa cũng không triệu tập người làm
chứng để trực tiếp thẩm vấn cơng khai tại phiên tồ, mà cơng bố lời khai của người làm chứng tại cơ quan điều tra để quyết định.
Thực tiễn có những trường hợp nếu người tham gia tố tụng yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng mới hoặc đưa ra xem xét vật chứng tài liệu mới thì Hội đồng xét xử lại địi hỏi người đó phải đưa theo người làm chứng hoặc tài liệu, vật chứng đó ra trước phiên tồ thì Hội đồng xét xử mới chấp nhận, điều đó là trái với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, nếu người tham gia tố tụng yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hay chứng cứ mới và họ trình bày được tính liên quan của chứng cứ đó thì Tồ án phải có trách nhiệm thu thập hợp pháp để đánh giá, xem xét trong giải quyết vụ án. Và trong trường hợp đó phải hỗn phiên tồ để thu thập thêm chứng cứ mới theo quy định của pháp luật.
Thực tế tại phiên tồ có Thẩm phán cịn giải thích những tình tiết về nội dung vụ án đối với những người tham gia tố tụng khác, đây là một nguyên nhân làm cho việc xét xử thiếu khách quan, không đảm bảo dân chủ và cũng là cái cớ để những người tham gia phiên toà cho rằng, Toà án và Viện kiểm sát là một, việc xét xử chỉ là hình thức cịn mọi thứ đã được quyết định sẵn. Có Chủ tọa phiên tồ, Kiểm sát viên có thói quen cơng bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tồ về những tình tiết của vụ án, nhất là những vụ án bị cáo thay đổi lời khai ngay tại cơ quan điều tra. Ví dụ: Tại phiên tồ xét xử bị cáo Phan Văn Dân và đồng bọn phạm tội “cố ý gây
thương tích” nhưng tại phiên tồ bị cáo khơng nhận tội, Chủ tọa đã giáo dục
bị cáo: "bị cáo có biết tại cơ quan điều tra bị cáo khai như thế nào khơng" rồi sau đó lấy bản cung ra đọc và giáo dục bị cáo phải khai báo thành khẩn... việc làm này không chỉ trái với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mà cịn vi phạm tinh thần tranh tụng.
Luật đã quy định người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp
pháp của họ được quyền trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nếu những người này có Luật sư bảo vệ quyền lợi thì Luật sư trình bày trước, những người đó bổ sung sau; nhưng thực tiễn cho thấy nhiều vụ án, do hạn chế về thời gian mà thủ tục này bị vi phạm, những đ ương sự này khơng được trình bày hoặc trình bày khơng hết ý kiến của mình. Thậm chí có trường hợp họ cũng khơng được xét hỏi ở giai đoạn trước đó. Đây là những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng và cũng là vi phạm tinh thần của tranh tụng tại phiên toà.
Thực tiễn xét xử hiện nay cịn tồn tại thiếu sót của Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà là khi xét hỏi bị cáo thường thẩm vấn theo hướng buộc tội như cáo trạng của Viện kiểm sát, giúp Viện kiểm sát bảo vệ cáo trạng. Khơng ít trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tồ trong suốt thời gian xét hỏi khơng hỏi một câu nào mà chỉ đọc bản cáo trạng rồi ngồi xem Hội đồng xét hỏi khi nào kết thúc phần xét hỏi thì đọc bản luận tội. Vai trị của Kiểm sát viên tại phiên toà chỉ như người chứng kiến, rõ ràng là Kiểm sát viên đã khơng ý thức được mình là một bên khơng thể thiếu của q trình tranh luận tại phiên toà, dường như việc xét hỏi và tranh luận là của Hội đồng xét xử. Có những Kiểm sát viên khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, khơng có sự chuẩn bị kỹ càng nên ra phiên tồ khơng thể hỏi nhiều và điều hiển nhiên là đến phần tranh luận không thể đối đáp, nên nhiều khi cuộc tranh luận đang được Luật sư trình bày rất hùng hồn thì trở lên tắt ngấm bởi những câu trả lời rập khn, máy móc của đại diện Viện kiểm sát.
Có những phiên tồ cịn diễn ra một cách tẻ nhạt và như được sắp đặt trước, kết luận của Kiểm sát viên theo một khuôn mẫu chung, thiếu dẫn chứng cụ thể để lý giải rành mạch, chi tiết, nhất là những vấn đề còn mâu thuẫn. Những lý lẽ, lập luận, đối đáp của Kiểm sát viên thường không đúng bản chất từng việc mà Luật sư đưa ra hoặc trả lời không đầy đủ, dẫn đến việc tranh luận mang tính hình thức, phiến diện.
Một vấn đề rất phổ biến là khi Chủ tọa yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận với Luật sư và bị cáo về vấn đề cần làm sáng tỏ thì đại diện Viện kiểm sát thường là nêu lại lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, đọc lại bản cáo trạng hoặc chỉ kết luận rằng tôi giữ nguyên quan điểm như đã truy tố, đây là việc thể hiện rõ nét nhất của năng lực, trình độ hạn chế của Kiểm sát viên và như thế đã vi phạm tinh thần tranh tụng đã được nêu trong Nghị quyết 08-NQ/TW, đồng thời vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thực tiễn xét xử cho thấy, Luật sư là một bên của quá trình tranh tụng nhưng nhiều trường hợp bài bào chữa chỉ mang nặng việc khai thác các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bắt bẻ về câu chữ, hay những lỗi tố tụng nhỏ mà không đi vào những tình tiết của vụ án một cách tồn diện, để khai thác bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị cáo. Có trường hợp tại phiên tồ Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thì luật sư bào chữa cho bị cáo lại đề nghị Hội đồng xét xử "phạt tù nhưng cho hưởng án treo". Có những bài bào chữa hành vi phạm tội đã quá rõ
ràng nhưng Luật sư vẫn cố tình bảo vệ quyền và lợi ích khơng hợp pháp của bị cáo, quên mất rằng Luật sư cũng có nhiệm vụ phải bảo vệ pháp luật. Có những Luật sư ra phiên tồ chỉ vì trách nhiệm được mời theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nên hiệu quả không cao.
Tại nhiều phiên toà, Luật sư tuổi đã rất cao nhưng vẫn tham gia bào chữa, về sức khỏe khơng bảo đảm khi đó họ nói nghe cịn khơng rõ, cịn nói gì đến việc tranh luận yêu cầu phải có sự nhạy bén trong tư duy, lời nói phải vang vọng đầy sức thuyết phục.
Có những Luật sư nhận lời bào chữa cho bị cáo rồi nhưng đồng thời cũng nhận bào chữa cả cho bị cáo khác, việc tập trung bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo khơng được đảm bảo có khơng ít trường hợp Luật sư tại phiên toà vắng mặt chỉ gửi bài bào chữa hoặc bảo vệ, bào chữa khơng dựa vào tình tiết gỡ tội được kiểm chứng tại phiên tồ mà theo chương trình bào
chữa có sẵn. Có trường hợp bào chữa “cấp cứu” đọc hồ sơ "tốc hành" viết luận cứ bào chữa cũng "tốc hành" nên chỉ mượn cáo trạng của Viện kiểm sát đọc qua rồi cũng nhất trí với quan điểm của Viện kiểm sát miễn sao có