Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 91 - 99)

Theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ cơng tác tư pháp trong thời gian tới và các Nghị quyết 48, 49 về cải cách tư pháp thì cơng tác xét xử của Toà án là trọng tâm của cải

cách tư pháp. Do đó nhiệm vụ của ngành Tồ án là rất quan trọng. Có thể nói đây là cơng tác có vai trị quyết định của hoạt động cải cách tư pháp. Sau một thời gian thực hiện các Nghị quyết trên, hoạt động tư pháp đã có những chuyển biến rất quan trọng, nhất là trong công tác xét xử của Tồ án như: vai trị của Thẩm phán Chủ tọa phiên toà, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa được nâng cao và tôn trọng hơn, hoạt động tranh tụng cơng khai tại phiên tồ được nâng cao và dân chủ hơn… Việc ra bản án và phán quyết của Toà án ngày càng đi vào chiều sâu, khắc phục nhiều tình trạng chủ quan, duy ý chí, dựa vào hồ sơ khi phán quyết, đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, để tăng cường tranh tụng tại phiên tồ thì các bên tham gia tranh tụng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tranh tụng. Theo chúng tôi để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

Đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên: Từ khi thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đến nay, Điều tra viên, Kiểm sát viên đã có những bước chuyển biến tích cực và đang đem lại những thành quả đáng khích lệ. Hoạt động điều tra đã được tiến hành trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, được sửa đổi ngày 15/12/2006, phục vụ tốt công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật hành vi phạm tội, đảm bảo tốt quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Viện kiểm sát đã thực hiện tốt hai chức năng của mình đó là chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Đối với các Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự đã có ý thức chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên toà, tạo sự chủ động trong tranh tụng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Nghị quyết số 08-

NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã tổng kết:

Chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với nhu cầu và địi hỏi của nhân dân; cịn có trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; vi phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp [1].

Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác” [1]. Để hạn chế những thiếu sót, khuyết điểm trên chúng ta phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên. Trước hết mỗi Điều tra viên, Kiểm sát viên phải tích cực học tập, nghiên cứu để nắm vững các quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật có liên quan, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ như hỏi cung, khám nghiệm hiện trường, tham gia phiên toà, kỹ năng trình bày bản luận tội, diễn đạt, đối đáp, phản ứng linh hoạt trước những vấn đề phát sinh tại phiên tồ… Phải thể hiện sự ứng xử có văn hố trong thái độ, trong cách xưng hô tại phiên tồ, tơn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tồ, tơn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Phải đánh giá lại kết quả của mình sau khi kết thúc vụ án, rút kinh nghiệm những thiếu sót, chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, dư luận quần chúng để khơng ngừng hồn thiện kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lương tâm, trách nhiệm và có tính tự giác cao đối với cơng việc; có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ

công lý, không bị thiên lệch trước bất kỳ áp lực nào. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có chuyển biến về nhận thức, xác định tranh luận trong quá trình điều tra và tranh tụng tại phiên tồ khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ. Kiểm sát viên phải theo sát quá trình tố tụng ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra chứng minh tội phạm, hành vi phạm tội, đảm bảo để quá trình điều tra được khách quan, tồn diện và đầy đủ nhất về các tình tiết của vụ án, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất về nội dung cần tranh tụng tại phiên toà.

Đối với người bào chữa: Nghề luật sư khơng giống như những nghề bình thường khác bởi lẽ ngồi những u cầu về trình độ và kiến thức chun mơn thì yêu cầu về việc hành nghề còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp luật sư. Đây là một nét đặc thù rất riêng của nghề luật sư và điều đó tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của Luật sư.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hồ mình vào dịng chảy của xu thế tồn cầu hố, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Luật sư nói riêng đã khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển đội ngũ Luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Luật sư; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đối với yêu cầu cấp bách đòi hỏi đất nước nhằm có một đội ngũ Luật sư tài năng và đạo đức như lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW: “…Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ…đội ngũ Luật sư cần xác định rõ vai trị, vị trí của mình để phấn đấu vươn lên khơng chỉ về trình độ nghề nghiệp mà cịn cả trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp” [1]. Điều đó cho thấy những vấn đề liên quan đến Luật sư và tổ chức, hoạt động Luật sư, đặc biệt là kỹ năng hành nghề của Luật sư

luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Theo đó, việc hành nghề của Luật sư hơm nay địi hỏi phải có sự nâng cao và đổi mới về kỹ năng hành nghề để bắt kịp những yêu cầu của tiến trình đổi mới và hội nhập. Một trong các vấn đề quan trọng là nâng cao kỹ năng tranh tụng của Luật sư Việt Nam trong quá trình bên thềm hội nhập quốc tế.

Đối với việc Luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự thì mục đích chủ yếu nhất và thường xuyên nhất là nhằm bào chữa cho hành vi phạm tội của bị cáo trên cơ sở đó để Tồ án có sự ghi nhận về quan điểm của Luật sư mà đưa ra một bản án có lợi cho bị cáo. Ngồi ra, các Luật sư có thể tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác bị xâm hại là cá nhân hay tổ chức.

Hiện nay, bên cạnh hoạt động trợ giúp pháp lý tham gia các phiên tồ hình sự theo sự chỉ định của Toà án trong các trường hợp pháp luật hình sự quy định, nhu cầu của bị can, bị cáo cũng như các đương sự cần đến sự giúp đỡ của Luật sư trong các vụ án hình sự ngày càng nhiều với những yêu cầu đa dạng, không giống nhau. Chúng ta biết rằng kỹ năng của Luật sư khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng mà có thể đánh giá được sự thành cơng là những tác động và ảnh hưởng của Luật sư xuyên suốt trong tiến trình tố tụng để duy trì quan điểm bào chữa, quan điểm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân Luật sư, từ đó làm cho Tồ án có quan điểm xét xử cơng bằng, nghiêm minh, tuyên án có lợi tối đa cho thân chủ của mình.

Hiện nay trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân đã có sự thay đổi được nâng cao hiểu biết hơn rất nhiều, điều này bắt buộc các Luật sư phải chun mơn hố lĩnh vực tranh tụng của mình. Trong xu hướng hội nhập hiện nay các vụ án hình sự và các tranh chấp rất đa dạng, xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống cho nên Luật sư cần được đào tạo kỹ năng tranh tụng chuyên sâu để hành nghề. Bên thềm hội nhập, chúng ta cũng không thể đi khác với xu hướng hành nghề của các Luật sư trên thế giới hiên nay. Luật sư

của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chun mơn hố một lĩnh vực cụ thể. Ở các nước đó chúng ta khơng xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “Luật sư hình sự”, “Luật sư về thừa kế”, “Luật sư về hơn nhân & gia đình”, “Luật sư về ngân hàng”, “Luật sư về chứng khoán”, “Luật sư về bảo hiểm”, “Luật sư về bất động sản”, thậm chí có “Luật sư về bồi thường thiệt hại”, “Luật sư chuyên về tai nạn giao thông”… Kỹ năng hành nghề đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của Luật sư sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của thân chủ, bởi vậy chỉ khi Luật sư nhận vụ việc có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết tường tận, cập nhật được toàn bộ các các quy định pháp luật về một lĩnh vực cụ thể để ứng dụng chúng như một thói quen, bên cạnh đó là sự kết hợp kinh nghiệm bản thân thường xuyên tham gia tranh tụng trong các vụ án thuộc lĩnh vực cụ thể đó thì mới có thể cho phép người Luật sư ấy được khách hàng đặt trọn niềm tin. Khi nhận vụ việc từ khách hàng, Luật sư với kiến thức thức chuyên sâu, kinh nghiệm tranh tụng cũng đã phần nào giúp cho thân chủ nhìn thấy yêu cầu của họ sẽ được các cơ quan tư pháp giải quyết tới đâu trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành, chưa kể đến các kỹ năng tác nghiệp với các chủ thể khác liên quan khi hành nghề. Mặt khác, khách hàng của Luật sư hôm nay không chỉ dừng lại là những khách hàng mang quốc tịch Việt Nam mà họ còn là khách hàng mang quốc tịch của nhiều quốc gia khác. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, nghề luật sư cần được quan tâm hơn. Bên cạnh việc chun mơn hố lĩnh vực tranh tụng, giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, tin học Luật sư cần phải đổi mới kỹ năng tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi nhận bào chữa hay bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.

Đối với Hội thẩm nhân dân: Vai trò của Hội thẩm nhân dân là rất lớn, theo quy định tại Điều 130, Điều 131 Hiến pháp năm 1992 thì “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Toà án nhân dân xét xử tập thể và biểu quyết theo đa số”, Điều 4 Luật tổ chức Toà án

nhân dân và Điều 2 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định “việc xét xử của Tồ án có Hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Với tư cách là đại diện của nhân dân tham gia vào công tác xét xử, các vị Hội thẩm nhân dân là đại biểu của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội… Các vị Hội thẩm nhân dân đã bổ sung những kinh nghiệm thực tế một cách đáng kể cho cơng tác xét xử, đóng góp một cách xác đáng và quan trọng thơng qua việc hiểu rõ tình hình, phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng và dư luận quần chúng có liên quan đến vụ án góp phần tích cực cho việc áp dụng pháp luật, vận dụng đường lối xét xử phù hợp với từng vụ án cụ thể.

Tuy nhiên việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử nói chung và tham gia xét xử các vụ án hình sự nói riêng chưa đáp ứng được u cầu tình hình thực tế đặt ra. Có trường hợp Hội thẩm “buộc tội” và “đe dọa” bị cáo khi thẩm vấn như “Bị cáo đừng có mà cãi chày cái cối tội đã rõ, nếu cịn chối thì Tồ sẽ xử nặng thêm vì khơng thành khẩn”. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân là rất cần thiết, đảm bảo nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Đối với Thẩm phán: Đảng ta đã định hướng “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm…” [37, tr.75, 83]. Quán triệt các đường lối chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ, Nhà nước ta cần phải có những giải pháp đồng bộ, sâu rộng trên tất cả các mặt để góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể, đặc biệt là Thẩm phán.

Thẩm phán cần phải nhận thức thống nhất về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ “tranh tụng” trong tố tụng hình sự theo tinh thần Nghị

quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị về nội dung cũng như vai trò của các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự (buộc tội, bào chữa và xét xử). Cần thay đổi nhận thức thiếu đúng đắn của một số Thẩm phán về vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, nhất là các Luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên toà. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà bằng những phương tiện hợp pháp chính là việc Luật sư đã tham gia bảo vệ quyền công dân, bảo vệ pháp chế, góp phần vào cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Thẩm phán cần nhận thức rằng mình khơng phải là một trong các bên tham gia tranh tụng mà chính là người trọng tài lãnh đạo, điều khiển quá trình tranh tụng giữa các bên tại phiên tồ. Thẩm phán khơng được can thiệp vào quá trình chứng minh tội phạm tại phiên tồ mà chỉ có nghĩa vụ xác định sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định của mình thơng qua kết quả tranh tụng của các bên tại phiên tồ.

Để thực hiện tốt điều đó cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho Thẩm phán trước và sau khi bổ nhiệm, việc làm này là rất cần thiết nhất là trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế thị trường của đất nước, cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử hình sự cho Thẩm

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh VĩnhPhúc (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w