mạng tháng Tám
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ra đời. Chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh kế nước ta vốn lệ thuộc vào thực dân Pháp, bị phát xít Nhật khai thác triệt để trong chiến tranh thế giới thứ hai, trở nên rất kiệt quệ, tiêu điều. Nghiêm trọng và cấp bách hơn cả là nạn ngoại xâm, ở miền Bắc khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật đầu hàng nhưng dã tâm của chúng là lật đổ chính quyền nhân dân để lập Chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Ở miền Nam, thực dân Pháp và can thiệp Anh chiếm Sài Gòn và mở rộng chiến tranh xâm chiến các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trong tình hình đó, Đảng ta xác định “giữ vững chính quyền” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giữ vững được chính quyền.
Mặc dù phải đối phó với thù trong, giặc ngồi, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp tố tụng hình sự nói riêng vẫn được Nhà nước ta quan tâm [11, tr. 66]. Ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm phán đã được ban hành. Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định tại Điều 47, 50 Sắc lệnh.
Điều 47 quy định “Toà án Tư pháp sẽ độc lập đối với cơ quan hành chính”. Các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp [3, tr.3], Điều 50 Sắc lệnh quy định cụ thể hơn “mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm mình. Khơng quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án” [3, tr. 3]. Điều đáng lưu ý là đạo đức của Thẩm phán được quy định ngay trong Sắc lệnh này, tại Điều 83 “các Thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận,
dự đều các phiên toà, xét xử thật nhanh chóng và thật cơng minh”.
Để khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta, Điều 1 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền của Tồ án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Toà án đã quy định “trong toàn cõi Việt Nam, các Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với mọi người, bất cứ quốc tịch nào” [34, tr.22]. Điều đó có nghĩa, Nhà nước ta đã khẳng định các Tồ án có quyền xét xử bất cứ người nào, trừ trường hợp người đó được hưởng các quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi về miễn trừ lãnh sự.