HÌNH SỰ Ở TỈNH VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.3.1. Một số kết quả đã đạt được về tranh tụng tại phiên tồ trongxét xử án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc xét xử án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng xét xử của Tồ án nói chung và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà ở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng ln được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Khi xét xử các Toà
án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, yêu cầu của Ban cải cách tư pháp trung ương, Kết luận số 290 ngày 05/11/2002 của Toà án nhân dân tối cao, lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ln địi hỏi các Thẩm phán phải tích cực nghiên cứu, học hỏi để khơng ngừng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ. Nhiều Toà án đã phối hợp tốt với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức các phiên tồ hình sự mẫu về cách thức tiến hành tố tụng, nội dung tranh tụng, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện đối với các phiên tồ khác. Có thời gian phiên tồ mẫu được tổ chức sơi động ở các Tồ với sự tham dự đông đảo các Thẩm phán, Kiểm sát viên và những người quan tâm đến vấn đề tranh tụng. Nhờ có sự hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện của Toà án nhân dân tối cao và kinh nghiệm từ các phiên toà mẫu nên việc xét xử tại phiên toà của ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được kết quả đáng ghi nhận theo tinh thần cải cách tư pháp.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 để tổ chức phiên tồ xét xử các vụ án hình sự của ngành Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều tiến bộ, phiên tồ đã từng bước bảo đảm việc tôn nghiêm, dân chủ và văn minh của pháp luật, việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà đã được đổi mới, Toà án đã tạo mọi điều kiện để người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ, được trình bày hết ý kiến của mình, các câu hỏi của Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên cũng thể hiện tính khách quan hơn, việc phán quyết của Tồ án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn
diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì Chủ tọa phiên tồ là người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên toà của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác. Để thực hiện tốt điều đó, Thẩm phán Chủ tọa phiên tồ phải thực hiện nhiều việc, trong đó có những việc thuộc kỹ năng xử lý các tình huống tại phiên tồ, có những việc thuộc về cơng tác chuẩn bị trước khi mở phiên tồ.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử: là thời gian từ khi Toà án nhận hồ sơ vụ án (thụ lý vụ án) đến trước ngày khai mạc phiên toà. Trong giai đoạn này các Thẩm phán được phân cơng Chủ tọa phiên tồ đã làm tốt việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu như khơng thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc c Điều 176 BLTTHS (trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án). Để đưa vụ án ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, công tác chuẩn bị là rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên tồ, nếu chuẩn bị xét xử tốt thì việc xét xử đạt kết quả tốt. Công tác chuẩn bị gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án; dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tồ; triệu tập những người có liên quan đến phiên tồ; chuẩn bị đề cương điều khiển phiên toà và đề cương xét hỏi; ra các quyết định trước khi mở phiên toà; chuẩn bị các điều kiện vật chất cho việc xét xử.
Trong giai đoạn xét hỏi, tuy trình tự xét hỏi vẫn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTHS nhưng phạm vi, cách thức, nội dung xét hỏi ở các phiên tồ đã có sự đổi mới theo tinh thần tranh tụng. Nếu như trước đây việc xét hỏi do Chủ tọa phiên tồ thực hiện thì nay việc xét hỏi đã được chuyển một phần sang Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa. Nhiều câu hỏi có tính buộc tội hay gỡ tội đã dành cho Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Các thành viên Hội đồng xét xử đã chú ý theo dõi
nội dung câu hỏi, câu trả lời và thái độ của họ, đồng thời nêu tiếp những vấn đề chưa được các bên đề cập để tiếp tục xét hỏi.
Kết quả đáng ghi nhận trong q trình thực hiện tranh tụng tại phiên tồ trong xét xử án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua được thể hiện trong giai đoạn tranh luận, một phần do nhận thức của những người tiến hành tố tụng tại phiên toà được nâng lên, một phần do nhiều vụ án bị cáo, người bị hại đã nhờ Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền lợi của đương sự. Trong nhiều phiên tồ, q trình tranh luận đã được Thẩm phán - Chủ tọa điều hành tốt, bảo đảm dân chủ, khách quan. Hội đồng xét xử đã thể hiện sự tôn trọng, chú ý lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên, nhất là ý kiến của Luật sư bào chữa, khắc phục tình trạng định kiến sẵn về tội trạng của bị cáo. Hội đồng xét xử đã dành thời gian thoả đáng cho việc tranh luận, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến. Đối với Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố cũng có những tiến bộ rõ rệt trong việc luận tội, đối đáp với quan điểm, ý kiến của Luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, bản luận tội của Kiểm sát viên đã căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại phiên toà, ý kiến của bị cáo người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Các Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền lợi của đương sự đã tích cực tham gia tranh luận hơn, khơng ít Luật sư đã xuất trình chứng cứ mới tại phiên tồ bảo đảm tính chân thực, khách quan được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Điển hình như vụ án Hồng Thụy Hanh - sinh năm 1972; Trú tại: thôn Yên Cát, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc phạm tội giết người.
Hồng Thuỵ Hanh điều khiển xe ơ tơ BKS: 88H - 4107 chở 2,3 m3 gỗ pơmu đi thị trấn Yên lạc. Khi Hanh bị Công an giao thông phát hiện ra tín hiệu cho xe ơ tơ dừng lại thì Hanh cho xe ơ tơ đi chậm lại và đột ngột đánh lái quay đầu xe tăng ga bỏ chạy. Nhìn qua gương chiếu hậu thấy có Cơng an đi
xe mơ tô đuổi theo, khi xe mô tơ vượt lên đã ra tín hiệu cho Hanh dừng xe lại, nhưng Hanh khơng chấp hành vẫn tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy. Cảnh sát tiếp tục điều khiển xe mô tô đi trước xe ơ tơ của Hanh khoảng 15 đến 20m ra tín hiệu cho Hanh dừng xe nhưng Hanh vẫn không chấp hành, mà điều khiển xe ơ tơ đâm thẳng vào phía sau bên phải của xe mơ tơ làm đồng chí cảnh sát giao thông và xe ngã đổ ra mặt đường, Hanh không dừng xe lại mà vẫn tăng ga đánh tay lái điều khiển xe ô tô đi hết phần đường bên trái để tránh xe mô tô đổ ở mặt đường, sau đó Hanh đánh lái sang bên phải đệm phanh chân, trả tay lái, bánh xe ô tô bên phải bánh trước và bánh sau chèn lấn qua người đồng chí Cảnh sát giao thơng.
Q trình điều tra Hanh khơng thừa nhận có hành vi giết đồng chí Cảnh sát giao thơng, Cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra tại hiện trường, phân tính những tình tiết của vụ án, lấy lời khai của người làm chứng, xét thấy có đủ căn cứ để khởi tố Hanh về tội giết người và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã truy tố Hanh về tội “giết người” theo điểm d, n khoản 1 điều 93 BLHS.
Tại phiên tồ bị cáo Hanh vẫn khơng thừa nhận hành vi phạm tội nhưng sau khi Kiểm sát viên tranh luận với bị cáo, Luật sư bào chữa cho bị cáo đã hoàn toàn thừa nhận hành vi phạm tội của thân chủ mình và bị cáo đã bị Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt tù chung thân, sau đó bị cáo và đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao đã xử phạt tử hình.
Trong vụ án này, ngay từ khi khởi tố vụ án đến giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, việc giải quyết vụ án đã được thực hiện một cách dân chủ, công bằng và khách quan.
Qua những phiên tồ mẫu, nhìn chung những người tham dự phiên toà, những người quan tâm và giới chun mơn đã có những nhận xét khá tốt. Dưới sự điều khiển của Chủ tọa, phiên toà đã thể hiện việc đề cao tinh thần dân chủ, công khai tại phiên toà. Chủ tọa chỉ gợi mở vấn đề chứ không tham
gia thẩm vấn, tranh luận, trong suốt quá trình tố tụng tại phiên tồ đại diện Viện kiểm sát và các Luật sư tham gia thẩm vấn, tranh luận. Hội đồng xét xử cũng để Kiểm sát viên và các Luật sư đề cập sâu hơn, kỹ hơn trong tranh luận về các tình tiết định khung, định tội. Các Luật sư bào chữa và đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đều sử dụng những quyền được pháp luật cho phép để đối đáp với nhau nhằm bảo vệ luận điểm của mình. Quyết định của Hội đồng xét xử căn cứ vào những chứng cứ được các bên đưa ra trong q trình tranh luận. Để có được kết quả này là cả một quá trình chuẩn bị phiên tồ khá cơng phu từ việc nghiên cứu hồ sơ của Hội đồng xét xử, có kế hoạch điều khiển phiên tồ và xét hỏi những khi cần thiết, đến việc triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng tạo tiền đề cho quá trình tranh tụng. Kiểm sát viên và Luật sư cũng đều phải có q trình nghiên cứu hồ sơ và các chứng cứ kỹ lưỡng để có thể đấu lý với nhau tại phiên tồ.
Sau khi tổ chức phiên toà mẫu theo chỉ đạo của Toà án nhân dân tối cao, ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã rút kinh nghiệm để tổ chức xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Nhiều phiên toà xét xử đã thể hiện được sự công bằng dân chủ nghiêm minh, đảm bảo cho việc tranh tụng cơng khai bình đẳng giữa Luật sư và Kiểm sát viên, ví dụ như phiên tồ: Nguyễn Văn Trình và đồng bọn bị truy tố về tội “cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS, xét xử ngày 6 tháng 7 năm 2007. Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà đã lắng nghe lời bào chữa của Luật sư bào chữa cho bị cáo và yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận với những lập luận mà Luật sư đưa ra, căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tồ khơng có căn cứ khẳng định các bị cáo phạm tội theo khung hình phạt nhẹ hơn, qua đó có những phán quyết khách quan, đúng pháp luật, đúng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện.
Trong tranh tụng tại phiên tồ, ngồi vai trị chính điều khiển phiên tồ của Hội đồng xét xử, vai trị xét hỏi của Kiểm sát viên và Luật sư cũng rất quan trọng bởi họ là hai bên đối tụng. Luật sư xét hỏi để chuẩn bị cho q
trình tranh luận có những chứng cứ thuyết phục những người tham dự phiên toà theo hướng gỡ tội cho bị cáo. Đại diện Viện kiểm sát là bên buộc tội, nên việc chủ động xét hỏi để có lời luận tội khách quan phù hợp với những chứng cứ được thẩm tra đánh giá tại phiên toà.
Như vậy, tiếp sau phiên toà mẫu rất nhiều phiên toà của Toà án các cấp đã được tổ chức theo đúng tinh thần công bằng, dân chủ, công khai, phán quyết trên cơ sở quá trình tranh tụng tại phiên tồ, nhưng thực tế cho thấy cũng cịn những phiên tồ chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, về tinh thần tranh tụng.
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế về tranh tụng tại phiên tồ trong xét xửán hình sự cần khắc phục ở tỉnh Vĩnh Phúc