Tiêu chí về trình độ và năng lực chuyên môn của công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 29 - 30)

II. PHẦN NỘI DUNG

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức

1.3.2. Tiêu chí về trình độ và năng lực chuyên môn của công chức

Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một ngành, một nghề nào đó. Đó là toàn bộ những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của công chức, đặc biệt công chức, những người thực hiện một công việc thường xuyên của cơ quan công quyền.

Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá năng lực, chất lượng công chức. Ở Việt Nam, trình độ chuyên môn thường được đánh giá qua bằng cấp. Theo đó, có các cấp độ phân định trình độ gồm: chưa qua đào tạo (không có trình độ), sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Trình độ chuyên môn giúp công chức nắm bắt được công việc và giải quyết công việc hiệu quả.

Năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn là một trong những tiêu chí phản ánh rõ nét nhất chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc tỉnh. Chất lượng của công chức chuyên môn thể hiện qua năng lực chuyên môn và năng lực chuyên môn bổ trợ.

Năng lực chuyên môn là tri thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người công chức. Năng lực của người công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ kiến thức, kỹ năng; kinh nghiệm thực tiễn; ý thức trách nhiệm đảng viên; hoàn cảnh, điều kiện. Trong đó, trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn có vai trò quan trọng hơn cả. Năng lực của người công chức chủ yếu được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn. Mỗi thời kỳ cách mạng, khi nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhiệm vụ cụ thể của người công chức có sự thay đổi thì năng lực của người công chức cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với

yêu cầu, nhiệm vụ.

Trình độ của người công chức bao gồm 3 mặt chủ yếu: Trình độ học vấn; trình độ chính trị; trình độ chuyên môn. Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của người công chức, thường được xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người công chức. Trình độ chính trị là mức độ hiểu biết về chính trị của người công chức. Trình độ chuyên môn của người công chức là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chức danh công việc theo quy định. Trình độ chuyên môn của công chức chuyên môn không chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủ yếu được đánh giá qua kết quả thực hiện công việc chuyên môn và kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn cũng như uy tín trong công tác chuyên môn [3].

Ngoài những năng lực chuyên môn để công chức có thể thực hiện tốt công việc thì công chức cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực chung như: Có sự hiểu biết về đường lối, chính sách pháp luật liên quan đến vị trí công việc, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị, hiểu biết về các quy trình thủ tục liên quan đến công việc, nghiệp vụ, có trình độ quản lý nhà nước, có trình độ chính trị, trình độ anh văn, vi tính... Đó là những yêu cầu mà tất cả công chức cần phải đáp ứng dù ở bất kỳ vị trí, chức danh nào trong cơ quan đơn vị.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)