Về mức độ hồn thành cơng việc của cơng chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 49 - 54)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng công chức cơ quan chuyên môn

2.2.4. Về mức độ hồn thành cơng việc của cơng chức

Quản lý nguồn nhân lực nói chung và cơng chức nói riêng là mợt hoạt đợng quản lý bao gồm nhiều nội dung: tổ chức thực hiện các chế đợ, chính sách của Nhà nước đới với công chức; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá; khen thưởng, kỷ luật công chức… Mỡi nợi dung đều có ý nghĩa riêng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức là khâu tiền đề, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác.

Đánh giá đúng công chức làm cơ sở cho việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bời dưỡng, bớ trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, qua đó giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Trong những năm qua, cơng tác cán bợ của UBND thành phớ Thái Bình đã có chủn biến tích cực cả về nhận thức và cách làm, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ nên kết quả đánh giá sâu sát hơn. Tuy vậy, đánh giá công chức vẫn là khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục.

Việc tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phớ Thái Bình dựa trên tiêu chí phân loại các mức theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 của Luật CB, CC năm 2008, công chức được đánh giá theo 6 nội dung: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lới sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện

nhiệm vụ; Thái đợ phục vụ nhân dân [16]. Ngồi những quy định tại khoản 1 Điều 56, Luật CB, CC, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. Định kỳ hàng năm, các cơ quan chuyên môn đều tiến hành đánh giá, bình xét, phân loại chất lượng công chức tại đơn vị với 04 mức phân loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hồn thành tớt nhiệm vụ; Hồn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Khơng hồn thành nhiệm vụ.

UBND thành phố Thái Bình đã thực hiện việc đánh giá công chức chặt chẽ hơn theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chinh Phủ, trong đó đã quy định rõ các tiêu chí để đánh giá xếp loại chất lượng công chức theo 4 cấp độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ [23].

Căn cứ vào số liệu tổng kết của UBND thành phố Thái Bình năm 2020, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình được đánh giá, cụ thể như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3. Bảng tổng hợp đánh giá xếp loại chất lượng công chức năm 2020

(Nguồn: Phịng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình năm 2020)

16%

27%

53%

4%

Sơ đồ tổng hợp đánh giá xếp loại chất lượng công chức năm 2020

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Từ sơ đồ 2.3 tác giả nhận thấy năm 2020, tổng số công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình, hoàn thành nhiệm vụ là 46 người (chiếm tỷ là 53.5%), hoàn thành tốt nhiệm vụ là 23 người (chiếm tỷ lệ là 26,7 %), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 14 người (chiếm tỷ lệ là16,3%) và không hoàn thành nhiệm vụ là 3 người (chiếm tỷ lệ là 3,5%). Theo kết quả đó, đa số công chức của UBND thành phố Thái Bình hoàn thành 80% - 100% định mức công việc được giao.

Tuy nhiên, các đánh giá chủ yếu là người công chức tự đánh giá, thống kê công việc sau đó lãnh đạo trực tiếp phụ trách đánh giá kết quả cuối cùng nên dễ xảy ra trường hợp lãnh đạo ưu ái nhân viên nào hơn sẽ đánh giá tốt hơn. Do vậy, việc đánh giá không hoàn toàn mang tính khách quan. Đánh giá hiệu quả hoạt động của công chức vì thế gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Kế hoạch công tác năm được phổ biến vào đầu năm và được phân bổ theo từng tháng, nhưng việc phân bổ đầu công việc theo từng tháng, từng tuần đôi khi lại không được chú ý đến. Do vậy, nhiều đầu công việc dù hoàn thành đúng tiến độ hoặc vượt tiến độ trong thời gian ngắn nhưng không được đánh giá xếp loại trong tháng, hoặc ngược lại. Mà việc đánh giá công chức tại UBND thành phố Thái Bình hiện nay vẫn tiến hành đánh giá theo hàng năm, nên chưa sát với thực tế kết quả thực hiện công việc được giao đối với từng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình.

Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức.

2.2.5. Tiêu chí về sự hài lòng của đối tượng được phục vụ

Tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát đối với 100 người dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND thành phố Thái Bình từ ngày 01/4/2021 đến 19/4/2021. Phiếu điều tra xã hội học lấy ý kiến nhân

dân gồm các tiêu chí khác nhau liên quan đến chất lượng công chức và công tác nâng cao chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình để người dân tự đánh giá qua việc lựa chọn các mức độ hài lòng được đề xuất cụ thể trên phiếu điều tra. Kết quả khảo sát ý kiến người dân đối với chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình được tác giả tập hợp và xử lý qua số liệu Bảng 3.0:

Bảng 3.0. Kết quả khảo sát về sự hài lịng của người dân đới với cơng

chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình:

STT Tiêu chí

Sớ phiếu/ tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng

Rất hài lòng Tỷ lệ (%) Hài lòng Tỷ lệ (%) Bình thường Tỷ lệ (%) Khơng hài lịng Tỷ lệ (%) Rất khơng Hài lịng Tỷ lệ (%) 1 Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 31 31 48 48 15 15 6 6 0 0 2 Về thái độ phục vụ, giao tiếp, tinh thần

trách nhiệm

24 24 46 46 24 24 6 6 0 0

3 Về kết quả thực thi

công vụ 5 5 63 63 24 24 8 8 0 0

4

Về trình độ, chun mơn, tính

chun nghiệp trong thực thi cơng

vụ

18 18 56 56 19 19 7 7 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Từ bảng tổng hợp kết quả 100 phiếu khảo sát tại UBND thành phố Thái Bình, tác giả thấy rằng khi người dân đến làm việc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Thái Bình thì tiêu chí “Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” được người dân đánh giá ở các mức độ khác nhau, mức độ “rất hài lòng” được 33 phiếu, chiếm tỷ lệ là 33%, mức độ “Hài lòng” được 48 phiếu, chiếm tỷ lệ là 48%, tuy nhiên vẫn có một số người dân khi được khảo sát chỉ cho ra mức độ “bình thường” , hay ở mức độ “Không

hài lòng”, chiếm tỷ lệ 6%. Điều này chứng tỏ công chức trong quá trình thực hiện công việc tại trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Thái Bình chưa đáp ứng được mong đợi của người dân, thậm chí là có sự nhũng nhiễu, gây phiền toán khi người dân đến làm việc.

Đối với tiêu chí về “Về thái độ phục vụ, giao tiếp, tinh thần trách

nhiệm”, thì chiếm tỷ lệ được đánh giá cao là ở mức độ “Hài lòng” chiếm tỷ lệ

46%, mức độ “rất hài lòng” chiếm tỷ lệ 24%; tuy nhiên, về nội dung trên người dân vẫn có ý kiến về thái độ phục vụ của một số công chức dẫn đến tình trạng này chiếm tỷ lệ đánh giá từ mức độ “Bình thường” trở xuống chiếm tổng tỷ lệ là 30 %.

Đối với tiêu chí về “Về kết quả thực thi công vụ”, tác giả nhận thấy mức độ “rất hài lòng” được người dân tham gia đánh giá chỉ chiếm tỷ lệ chỉ 5%, trong khi đó mức độ đánh gia của người dân “hài lòng” tăng hơn so với 2 mức đánh giá tiêu chí trên, mức độ đánh giá “bình thường” và “không hài lòng” so với tiêu chí ở trên không thay đổi nhiều. Điều này chứng tỏ, dù đã áp dụng dụng công nghệ thông tin và có nhiều thay đổi về giảm thủ tục hành chính nhưng kết quả để người dân công nhận chưa có sự đột phá rõ ràng (ví dụ: thời gian nhận giấy chứng nhận quyền sự dụng đất là 07 ngày sau khi hoàn thiện hồ sơ như trước đây, thì nay khi Thành phố Thái Bình cắt giảm nhiều bộ thủ tục hành chính liên quan đến vấn đền này nhưng thời gian nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số hộ gia đình vẫn là 07 ngày, có khi chậm 01 đến 02 ngày).

Đối với tiêu chí “về trình độ, chun mơn, tính chun nghiệp trong

thực thi công vụ” thì căn cứ kết quả khảo sát tại bảng trên ta thấy người dân

đánh giá mức độ “rất hài lòng” chiếm tỷ lệ 18%, mức độ “Hài lòng” chiếm tỷ lệ đến 56%, mức độ “bình thường” chiếm tỷ lệ 19% và mức độ “không hài lòng” chiếm tỷ lệ 7%. Từ những kết quả đánh giá tiêu chí ở trên, thì việc vẫn có một số người dân đánh giá mức độ “không hài lòng” là phản ánh chính xác việc một số công chức vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như tính

chuyên nghiệp trong thực thi công vụ.

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy, đa phần người dân đánh giá cao chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình khi tổng tỷ lệ cả mức độ đánh giá “hài lòng” và “rất hài lòng” của từng tiêu chí khảo sát thấp nhất là 68% (về kết quả thực thi công vụ). Trong đó, tiêu chí “về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” có đến 79% lựa chọn (“rất hài lòng” là 31% và “hài lòng” là 48%). Tỷ lệ đánh giá “bình thường” là từ 15% đến 24%. Tuy nhiên, đáng chú ý là tỷ lệ đánh giá “không hài lòng” nhiều nhất là ở tiêu chí về kết quả thực thi công vụ. Đây chính là chỗ mà người dân khi tới làm việc đều mong muốn đảm bảo nhất, vì vậy, UBND thành phố Thái Bình cần chú ý hơn nữa đối với nội dung này trong thời gian tới cần phải khắc phục và có các biện pháp nhằm chấn chỉnh một số công chức trong quá trinh thực thi công vụ, để nâng cao chất lượng, bảo đảm sự hài lòng của quần chúng nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)