Về trình độ và năng lực chuyên môn của công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 43 - 47)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng công chức cơ quan chuyên môn

2.2.2. Về trình độ và năng lực chuyên môn của công chức

2.2.2.1. Về trình độ chuyên môn

Qua số liệu thu thập được từ Phòng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình thì trình độ chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy trình độ chuyên môn công chức tăng liên tục qua các năm nhằm đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ của từng vị trí, nhiệm vụ và theo quy hoạch. Cụ thể tại bảng 2.5:

Bảng 2.5. Trình độ đào tạo công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

STT Trình độ đào tạo

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ %

1 Sau Đại học 15 16,13 13 13,98 14 16,47 15 17,66 15 17,45

2 Đại học 74 79,57 77 82,8 69 81,18 68 80 69 80,23

3 Cao đẳng 2 2,15 2 2,15 1 1,17 1 1,17 1 1,16

4 Trung cấp 2 2,15 1 1,07 1 1,17 1 1,17 1 1,16

Tổng cộng 93 100 93 100 85 100 85 100 86 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình giai đoạn từ năm 2016 - năm 2020)

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy chất lượng tuyển dụng đầu vào những năm gần đây ngày càng được nâng cao và công chức luôn có ý thức nâng cao trình độ, năng lực góp phần vào việc nâng cao trình độ cũng như chất lượng công chức cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thái Bình.

Theo đó, tỷ lệ người được đào tạo trình độ Sau đại học chiếm tỷ lệ không cao từ năm 2016 là 15 công chức (tỷ lệ 16,13%) cho đến năm 2020 thì

số người trình độ Sau đại học không tăng, nhưng tỷ lệ là 17,45%; mức biến động chủ yếu ở hệ trình độ đại học, năm 2016 số công chức có trình độ này là 74/93 người (tỷ lệ 79,57%), đến năm 2020 số công chức ở hệ giảm còn 69/86 người (tỷ lệ là 80,23%) các trình độ khác trong 5 năm chỉ chiếm từ 2,3 % đến 4,3% tổng số công chức. Việc người có trình độ trên đại học không cao một phần do đặc thù gắn liền với nghề nghiệp, công việc được chuyên môn hóa, mang tính chất lặp đi lặp lại nên tâm lý công chức không muốn nâng cao trình độ. Các yêu cầu về vị trí việc làm cần trình độ cao không nhiều. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ gắn với việc bổ nhiệm, tuyển dụng. Do vậy, tỷ lệ công chức có trình độ trên đại học duy trì trong khoảng 15 - 20% là hợp lý. Trong thời gian tới, việc khuyến khích, tạo điều kiện để công chức tại UBND thành phố Thái Bình học tập, nâng cao trình độ cần được quan tâm hơn nữa, hoặc tuyển dụng lao động có trình độ cao.

2.2.2.2. Về trình độ quản lý nhà nước:

Bảng 2.6. Trình độ QLNN công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình

STT Trình độ

đào tạo

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tỷ lệ Trung Bình Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ %

1 CVCC và tương đương 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 CVC và tương đương 6 6,5 6 6,5 8 9,4 8 9,4 12 14 9,1 3 CV và tương đương 83 89,2 84 90,3 73 85,9 73 85,9 70 81,4 86,5 4 Chưa qua đào tạo 4 4,3 3 3,2 4 4.7 4 4.7 4 4.6 4,4 Tổng cộng 93 100 93 100 85 100 85 100 86 100 100

Từ bảng thống kê số liệu từ năm 2016 đến năm 2020, tác giả nhận thấy, tỉ lệ được bồi dưỡng và đạt trình độ quản lý nhà nước từ ngạch chuyên viên trở lên của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình là rất cao từ 95,6% trở lên. Tỉ lệ trung bình chuyên viên chính và tương đương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 tuy còn thấp là 9,1% song xu hướng tăng và năm 2020 đã chiếm tỷ lệ là 14%, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 là 6,5%. Trong khi đó, số lượng chuyên viên và tương đương cao với tỉ lệ trung bình 5 năm là 86,5%. Tuy nhiên, trong 05 năm đối tượng công chức tại tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình chưa được đào tạo các kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước với tỉ lệ trung bình là 4,4%, điều này chứng tỏ trong những năm qua, UBND thành phố Thái Bình đã có quan tâm, tạo điều kiện và có những chính sách khuyến khích để cho công chức nâng cao trình độ quản lý nhà nước (chuyên viên chính).

2.2.2.3 Về trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì yêu cầu về nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ đối với công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình nói riêng là thực sự rất cần thiết. Tin học và ngoại ngữ giúp ích rất nhiều cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của công chức hành chính.

* Trình độ tin học

Với mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử, UBND thành phố Thái Bình đã nổ lực thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, doanh nghiệp. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đòi hỏi mỗi người công chức đều phải tự trang bị cho mình kiến thức tin học cơ bản nhất. Trình độ và khả năng tin học là một yêu cầu cơ bản đối với người công chức [31].

Bảng 2.7. Trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình năm 2020

STT Trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

1 Trung cấp trở lên 11 12,8

2 Chứng chỉ 75 87,2

3 Chưa qua đào tạo 0 0

Tổng cộng 86 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình năm 2020)

Theo số liệu thống kê tại Phòng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình, tính đến hết tháng 12/2020, số lượng công chức có trình độ tin học từ Trung cấp trở lên và chứng chỉ tin học là 86 người, đạt tỷ lệ 100%. Công chức đều có trình độ tin học nên khi UBND thành phố triển khai ứng dựng công nghệ thông tin, tiến tới “Chính phủ điện tử” rất thuận lợi. Mỗi cán bộ, công chức của UBND thành phố đều được cấp tài khoản của phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (từ cuối năm 2016) và đang phát huy hiệu quả tốt. Chỉ cần có Laptop hoặc điện thoại có kết nối internet trên tay, mỗi cán bộ, công chức có thể biết được tại thời điểm truy cập mình có nhận được phân công nhiệm vụ gì của lãnh đạo cấp trên không.

* Trình độ ngoại ngữ

Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi trình độ ngoại ngữ ngày càng trở nên bức thiết [30]. Đặc biệt với một thành phố đang có tiềm năng phát triển và hội nhập như thành phố Thái Bình thì yêu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức càng cần thiết. Chính vì vậy, điều kiện khi tuyển công chức tại tỉnh Thái Bình luôn yêu cầu Trình độ Ngoại ngữ và công chức được điều động về UBND thành phố Thái Bình làm việc, lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình

luôn tạo điều kiện đề công chức nâng cao trình độ ngoại ngữ để phục vụ công việc. Kết quả thống kê về trình độ ngoại ngữ của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Bình năm 2020

STT Trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

1 Đại học trở lên 8 9,3

2 Chứng chỉ (A, B, C) 78 90,7

3 Chưa qua đào tạo 0 0

Tổng cộng 86 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ, UBND thành phố Thái Bình năm 2020)

Theo thống kê, công chức có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh bậc đại học là 08 người, chiếm 9,3%, có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga) là 78 người, đạt tỷ lệ 90,7% (trong đó: tiếng Anh là 74 người, tiếng Nga là 4 người).

Như vậy, 100% công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố đều có trình độ và chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Đây là lợi thế rất lớn của UBND thành phố Thái Bình, đặc biệt trong giai đoạn thành phố đang phấn đấu lên đô thị loại 1 và thực hiện mô hình “Chính quyền điện tử”.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)