2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường
2.2.1 Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên đá
Sự gia tăng về nhu cầu đá xây dựng và các ngành sản xuất, chế biến đá dẫn đến việc nhiều tổ chức, cá nhân xin mở mỏ khai thác đá cung cấp nguyên liệu sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng thông thường (đá xây dựng, đất đá làm vật liệu san lấp). Tài nguyên đá là nguồn lực không tái tạo do đó cần có chính sách khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của hoạt động khai thác đá, đặc tính của tài nguyên đá và quy định về bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Luật môi trường 2014 (Điều 35), tỉnh Ninh Bình thường xuyên điều chỉnh kế hoạch khai thác tài nguyên đá với mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, đúng mục đích đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường: “Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phải được điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý…”.
Riêng trong lĩnh vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng:
Ngày 11/05/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh bình ra Quyết định số 444 QĐ/UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2020. Quy hoạch đã được kiến nghị điều chỉnh sau 05 năm thực hiện trên cơ sở văn bản pháp lý và tình hình thực tế sau:
Sau hai năm thực hiện Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 21/8/2012.
Đồng thời dựa trên số liệu điều tra thực tế [19, tr. 13] theo hai phương pháp: theo vốn đầu tư toàn xã hội và theo tiêu thụ bình quân đầu người về vật liệu xây dựng đã cho thấy nhu cầu về đá xây dựng đến năm 2020 tăng so với Quy hoạch cũ từ 26-43%, nhu cầu về đá hỗn hợp, san lấp giảm so với Quy hoạch cũ từ 25-30%.
Trong quãng thời gian từ năm 2010-2013, tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt 37 mỏ vật liệu xây dựng thông thường với tổng diện tích 263,31 ha, trữ lượng các cấp là 123.222.000 m3. Kết quả điều tra cho thấy tổng trữ lượng các mỏ của mỗi loại khoáng sản bao gồm mỏ đã được cấp phép thăm dò khai thác và chưa cấp phép có sự thay đổi đáng kể so với trữ lượng đưa vào quy hoạch năm 2010- 2020, riêng đối với mỏ đá xây dựng: Tài nguyên trữ lượng các mỏ tính tại thời điểm năm 2013 là 474.595.000 m3 tăng 18% so với quy hoạch 2010-2020.
Quy hoạch được phê duyệt năm 2010 cần điều chỉnh để phù hợp với Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
ra Quyết định số 01/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 định hướng năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường; đồng thời xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và các năm tiếp theo, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên kết hợp với bảo vệ môi trường, di tích lịch sử văn hóa, an ninh quốc phòng, phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động [55].
Bảng 2.4: Tổng hợp quy hoạch khai thác các mỏ đá xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) theo Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình
STT Huyện, thị Diện tích (ha) Trữ lượng mỏ (ngh.m3)
Giai đoạn đến năm 2020 lượng Trữ mỏ còn lại sau năm 2020 (ngh.m3) Định hướng đến năm 2030 Số mỏ
Công suất khai thác, (ngh.m3/năm)
Số mỏ
Công suất (ngh.m3/năm) 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
I Khu vực không đấu giá quyền khai thác
1 Huyện Kim Sơn 0,71 94 1 10 10 10 10 10 10 10 24 1 10
2 Huyện Yên Mô 22,96 6.934 6 218 238 238 248 218 218 218 5.338 5 218 3 Thành phố
Tam Điệp 74,93 21.335 20 527 757 957 977 1.017 1.037 1.032 15.031 18 1.032 4 Huyện Hoa Lư 29,91 10.206 5 405 405 405 405 405 405 405 7.371 5 405 5 Huyện Nho Quan 217,23 109.725 18 1.379 1.494 1.674 1.642 1.639 1.642 1.629 98.625 15 1.629 6 Huyện Gia Viễn 47,57 7.373 5 350 350 350 350 350 350 350 4.923 5 350
Tổng (1÷6) 393,31 155.667 55 2.889 3.254 3.634 3.632 3.639 3.662 3.644 131.312 49 3.644 II Khoanh vùng dự trữ
1 Huyện Yên Mô 27,00 13.500,0 2 2 Thành phố
Tam Điệp 2,30 400,0 1
Tổng (1÷2) 29,30 13.900,0 3
Bảng 2.5: Tổng hợp quy hoạch khai thác đá hỗn hợp - vật liệu san lấp giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) theo Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình
Số TT Huyện, thành phố Diện tích (ha) Trữ lượng mỏ (ngh.m3)
Giai đoạn đến năm 2020 Trữ
lượng mỏ còn lại sau năm 2020 (ngh.m3) Định hướng đến năm 2030 Số mỏ
Công suất khai thác (ngh.m3)
Số mỏ Công suất ngh.m3 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 I Khu vực không đấu giá quyền khai thác
1 Yên Mô 6,01 1.393 1 0 0 60 60 60 60 60 1.093 1 60
2 Tam Điệp 248,17 79.001 16 925 1.175 2.295 2.325 2.376 2.675 2.730 61.990 14 2.730 3 Nho Quan 74,17 18.010 12 66 443 633 633 624 330 275 14.326 7 275
4 Gia Viễn 28,53 8.607 4 0 240 240 240 240 240 240 7.167 4 240
Tổng (1÷4) 356,88 107.011 33 991 1.858 3.228 3.258 3.300 3.305 3.305 84.576 26 3.305
(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2015), Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 Về việc Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 định hướng