Các giải pháp cụ thể khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 99 - 114)

a) Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về Một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hàng năm ngân sách nhà nước bố trí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đảm bảo không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể tổng chi cân đối ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường trong các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 978.000, 1.006.700, 1.147.100 (tỷ đồng) [60].

Tuy nhiên việc sử dụng ngân sách nhà nước lại chưa thực sự hiệu quả do chưa có các hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan, công tác kiểm tra còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng tham nhũng, số tiền chi xuống không được thực hiện đúng và hiệu quả. Vì vậy phải có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước trong bảo vệ môi trường.

1% ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng một cách có hiệu quả khi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí theo đúng tinh thần của luật bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ tài chính. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trên phải đảm bảo chi hiệu

Thực hiện nghiêm túc tinh thần trên, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình sẽ đạt được kết quả cao hơn. Đơn cử như việc thực hiện tốt kế hoạch sau:

Ngày 09/04/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra quyết định Số 245/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Đề ra những mục tiêu thực hiện như sau:

- Xây dựng được các phương thức phân loại chất thải rắn tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn, trong đó xác định được các phương thức thu gom và vị trí các trạm trung chuyển chất thải rắn liên đô thị.

- Phân bố hợp lý các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đảm bảo phục vụ các đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn. Đồng thời lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;

- Đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố.

- Đề xuất kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường của tỉnh [54].

Để cụ thể hóa mục tiêu theo Quy hoạch, tỉnh Ninh Bình xác định thu hút 866 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước; Quỹ bảo vệ môi trường; vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân; vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hoặc các tổ chức quốc tế chia thành 3 giai đoạn thực hiện. Cụ thể:

Từ năm 2013 đến năm 2015 là 299,7 tỷ đồng; Từ năm 2016 đến năm 2020 là 466,3 tỷ đồng; Từ năm 2020 đến năm 2030 là 100 tỷ đồng [2].

b) Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường

Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trường, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá mang lại nhiều lợi ích hữu hiệu, giúp giảm bớt gánh nặng quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giảm bớt sự kiểm tra giám sát việc áp dụng pháp luật, tăng cường sự tự giác thực hiện của các chủ thể trong kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá [45, tr.174]. Biện pháp này cũng mang lại hiệu quả cao đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các biện pháp kinh tế có thể vận dụng trong trường hợp này là:

+ Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường. Nguồn vốn để thành lập quỹ bảo vệ môi trường có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có thể bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ của nước ngoài và từ các nguồn thu được từ việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá. Việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước phải có trọng tâm và đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá.

+ Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án khai thác đá có giải pháp tốt về kiểm soát ô nhiễm môi trường.

+ Áp dụng nguyên tắc trả tiền trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường bằng cách thu phí, thuế và lệ phí. Nguồn thu này phải được xác định rõ ràng, công bằng và minh bạch. Chỉ khi đánh trực tiếp vào túi tiền của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng thì mới có thể tránh được tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và lãng phí, tăng cường ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trường của các chủ thể trực tiếp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo.

+ Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng và trách nhiệm xử lý chất thải phát sinh trong quá trình khai thác đá phù hợp với cơ chế thị trường.

+ Tăng cường hình thức xử phạt tiền đối với hành vi gây thiệt hại cho môi trường vì các hành vi này sẽ gây ra những thiệt hại về môi trường mà cần phải có kinh phí để khắc phục, khôi phục hiện trạng gần như ban đầu của môi trường. Hơn nữa, việc áp dụng hình thức phạt tiền sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo quỹ phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường.

c) Áp dụng biện pháp khoa học - công nghệ

Môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp. Việc tìm cấu trúc, quy luật hoạt động và các ảnh hưởng của môi trường nói chung và các yếu tố cấu thành nó nói riêng không thể thực hiện một cách đầy đủ nếu thiếu các biện pháp khoa học công nghệ.

Trong hoạt động khai thác đá có thể áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ để giảm sự tác động tiêu cực của các nguồn gây hại tới môi trường như:

+ Hạn chế sử dụng thuốc nổ Amonit phá đá số 1 (AD1), chuyển sang sử dụng thuốc nổ ANFO sinh ra ít độc hại tới môi trường hơn và phương pháp dùng kíp điện Visai theo hàng để giảm độ rung địa chấn;

+ Áp dụng các biện pháp khoa học đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn. Khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cần phải đánh giá sự phù hợp của

công nghệ đó với các tiêu chí, gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau: Sự thích hợp với điều kiện thực tế tại khu mỏ khai thác; Tiêu chí môi trường; Tiêu chí kinh tế; Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý. Sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn đang được nghiên cứu, đề xuất áp dụng trong thực tế bao gồm:

- Công nghệ xử lý chất thải rắn MBT-CD08

- Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt thu hồi năng lượng. - Sản xuất phân hữu cơ.

- Chôn lấp hợp vệ sinh.

- Công nghệ lên men Metan kết hợp phát điện. - Công nghệ nhiệt phân.

- Công nghệ Hyđromex.

- Sản xuất phân Compost quy mô phân tán.

d) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường

ـ Điều 146 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư nhưng là đối với cộng động dân cư chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể. Pháp luật cũng quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường rải rác ở các quy định, các văn bản khác nhau. Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng cần thiết có sự tổng hợp, đưa các quy định về việc đảm bảo quyền tham gia và thực thi của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ, quản lý môi trường thành một văn bản thống nhất. Đồng thời, cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể về cách thức tham gia quản lý môi trường, trong đó các Bộ ngành có liên quan đưa ra các quy định cụ thể về việc cộng đồng có thể tham gia quản lý bằng những cách thức nào, trong các trường hợp nào, kết quả của sự tham gia trong công tác quản lý môi trường đó

được áp dụng vào thực tế ra sao, các biện pháp chế tài được áp dụng nếu không tôn trọng quyền tham gia quản lý môi trường ở cộng đồng…

Hai trong số những văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2014 vừa được ban hành đã bước đầu cụ thể hóa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư, đó là: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014.

- Tạo cơ sở pháp lý để cộng đồng thực hiện các quyền của mình và yêu cầu cán bộ quản lý các cấp tôn trọng quyền tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường bằng các quy định pháp luật. Quy định nhiều hơn số lượng những những việc mà nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp, trong những việc mà nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc nhân dân giám sát, kiểm tra và các hình thức tham gia. Nhân dân có quyền được nêu lên ý kiến, quan điểm của mình về mọi vấn đề có liên quan đến môi trường vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, nhóm xã hội, của địa phương và về sự phát triển chung của đất nước.

- gnăT cường quyền giám sát, kiểm tra của mọi công dân đối với hoạt động của cán bộ quản lý môi trường; quyền chất vấn những người có thẩm quyền trong các lĩnh vực về vấn đề có liên quan đến môi trường và quyền được nghe trả lời những chất vấn đó, quyền được tham gia vào các tổ chức xã hội hợp pháp và hoạt động tích cực trong các tổ chức đó vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tạo điều kiện cho họ có cơ hội trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với những người khác về vấn đề xã hội nói chung và môi trường nói riêng.

- Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức quần chúng, xã hội, là những chủ thể góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường rất hiệu quả

với nhiều sáng kiến huy động thành viên của mình và đông đảo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Cần có cơ chế thúc đẩy sự tham gia đóng góp của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức quần chúng, xã hội trong xây dựng thực thi các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, các hạng mục công trình quan trọng có thể tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sản xuất và đời sống tại những địa phương cụ thể. Trong những trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể xem xét chuyển giao một số công việc cho các tổ chức này đảm trách.

Kết luận Chương 3

Với những giá trị kinh tế lớn mà hoạt động khai thác đá mang lại cho tỉnh Ninh Bình, cùng những định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế toàn tỉnh trong những năm tới, nguy cơ ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là một trong những thách thức đối với sự phát triển của tỉnh Ninh Bình. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là một đòi hỏi cấp thiết về lí luận cũng như về thực tiễn.

Pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá cần phải được xây dựng và hoàn thiện theo kịp với quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Các cơ quan chức năng trong phạm vi tỉnh Ninh Bình cần nâng cao năng lực hoạt động trong việc quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá.

Chất lượng môi trường suy giảm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Quyền con người về môi trường cụ thể là quyền được sống trong môi trường trong lành bị vi phạm. Để đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện quyền con người về môi trường, bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các giải pháp khác cũng cần thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả như sử dụng các đòn bẩy kinh tế, sử dụng các phương tiện khoa học, trang thiết bị hiện đại cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua những kiến thức trình bày trong luận văn có thể nhận thấy những tác động rõ ràng, mạnh mẽ và lâu dài của hoạt động khai thác đá tới môi trường. Trong quá trình khai thác và chế biến đá tại tỉnh Ninh Bình có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường khu vực các mỏ khai thác và khu vực xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp càng cho thấy vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường.

Ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là không thể tránh khỏi nhưng mức độ tác động tới môi trường hoàn toàn có thể kiểm soát với sự kết hợp hiệu quả, kịp thời của các biện pháp, trong đó pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá trong phạm vi tỉnh Ninh Bình nói riêng hướng đến mục tiêu cuối cùng là bảo vệ môi trường, đảm bảo con người sống trong một môi trường trong lành để con người có thể tồn tại và phát triển. Kết quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại Ninh Bình trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường toàn tỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, bảo vệ quyền con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 99 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)