Khái niệm pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trường trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 33 - 36)

1.3 Một số vấn đề về pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trường

1.3.1 Khái niệm pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trường trong hoạt

hoạt động khai thác đá

1.3.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá động khai thác đá

So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới mẻ. Hệ thống pháp luật môi trường được chia thành hai mảng lớn:

Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh vấn đề này, Nhà nước ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷ sinh, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên khoáng sản…

Mảng thứ hai gồm tất cả các quy định pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Về mảng này, pháp luật môi trường được xây dựng và thực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường. Các quy định pháp luật về mảng này bao gồm các nội dung: đánh giá môi trường; quản lý chất thải; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các hoạt động cụ thể…[45, tr.31]. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá thuộc mảng thứ hai trong hệ thống pháp luật môi trường. Theo đó, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá có một số đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể

tiến hành hoạt động khai thác đá hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt động khai thác đá. Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác đá nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường được chia thành hai nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất gồm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình họ tiến hành hoạt động khai thác đá hoặc các hoạt động có liên quan đến hoạt động khai thác đá. Các chủ thể này có thể là chủ đầu tư dự án khai thác đá, công nhân làm việc trong khu mỏ đá, nhân dân địa phương… Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, các chủ thể này có trách nhiệm phối hợp để cùng nhau giải quyết khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác đá theo quy định của pháp luật.

Nhóm thứ hai gồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá: đặc trưng của nhóm quan hệ này là một hoặc các bên trong quan hệ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhóm quan hệ này có thể phát sinh trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá theo quy định của pháp luật như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường... Đồng thời, quan hệ này cũng có thể phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhau trong việc phối hợp giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình khai thác tại các mỏ đá.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá được ban hành nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường, khắc phục và xử lý các hậu quả xảy ra đối với môi trường xuất phát từ hoạt động khai thác đá.

ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá nói riêng, việc phòng ngừa luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phòng ngừa tức là tiến hành các hoạt động kiểm soát ngay từ khi chưa xảy ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay sự cố môi trường. Nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoát tài nguyên hay sự cố môi trường thì việc giải quyết hậu quả sẽ vô cùng phức tạp, vừa tốn kém về tiền bạc, tốn kém về thời gian vừa tốn kém về công sức của cả các cơ quan nhà nước và tất cả các chủ thể có liên quan.

Thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá không chỉ nhằm phòng ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường mà nó còn nhằm khắc phục những hậu quả xảy ra đối với môi trường xuất phát từ hoạt động khai thác đá. Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá được ban hành hoàn thiện nhất, các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác đá cũng thực hiện tất cả các biện pháp tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái hay sự cố vẫn xảy ra. Lý do có thể từ những nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của con người (trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán). Với mục đích xử lý và khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường khi nó đã và đang xảy ra, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá phân định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể có liên quan (các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người gây hậu quả, nhân dân...) khi xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác đá; mặt khác là việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra cho môi trường.

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.

Pháp luật xác lập ranh giới giữa những hành vi được làm, không được làm và phải làm của các chủ thể nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong

hoạt động khai thác đá. Nội dung các quy định pháp luật về kiểm soát ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)