Hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 64 - 67)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

2.2.2 Hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Trước khi tiến hành hoạt động khai thác tất cả các chủ đầu tư dự án phải thực hiện Báo cáo ĐTM, mục đích cụ thể khi thực hiện Báo cáo ĐTM của các dự án khai thác mỏ đá là:

Thứ nhất, trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng của dự án lên môi trường xung quanh.

Thứ hai, phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực.

Thứ ba, xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như môi trường toàn tỉnh nói chung.

Thứ tư, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường, cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.

Nói chung hoạt động đánh giá ĐTM của các dự án khai thác mỏ đá ở Ninh Bình hiện nay thực hiện tốt, đúng quy định của pháp luật. Theo các số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường đến tháng 04/2015 [58], toàn tỉnh có 64 đơn vị tham gia hoạt động khai thác khoáng sản với 70 giấy phép khai thác được phê duyệt trên diện tích 877 ha. Tất cả các mỏ khai thác này đều được cấp giấy phép khai thác và phê duyệt ĐTM trước ngày 01/01/2015. 70 giấy phép khai thác đi kèm với 70 bản Báo cáo ĐTM, trong đó có: 39 Báo cáo ĐTM đối với 39 mỏ đá vôi và đolomit phong hóa; 12 Báo cáo ĐTM đối với 12 mỏ đất, đá hỗn hợp làm vật liệu xây dựng thông thường; 05 Báo cáo ĐTM đối với 05 mỏ đá vôi xi măng.

đá vôi, đôlomit ở Mai Sơn, xã Đông Sơn; 01 mỏ đá vôi núi Hang Nước, xã Quang Sơn, 02 mỏ trên đều nằm trên địa phận thành phố Tam Điệp. Báo cáo ĐTM của 02 mỏ trên dựa trên quy định của Luật bảo vệ môi trường 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

68 báo cáo ĐTM của các mỏ khai thác trên địa bản tỉnh Ninh Bình được phê duyệt sau ngày 01/07/2006. Đối với 39 Báo cáo ĐTM đối với 39 mỏ đá vôi và đolomit phong hóa; 12 Báo cáo ĐTM đối với 12 mỏ đất, đá hỗn hợp làm vật liệu xây dựng thông thường; 05 Báo cáo ĐTM đối với 05 mỏ đá vôi xi măng được thực hiện dựa trên các quy định của ba văn bản chính sau và các văn bản liên quan khác về khai thác khoáng sản, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, xử lý chất thải…

+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.

+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Với sự tư vấn của các tổ chức đạt tiêu chuẩn về điều kiện chuyên môn, cơ sở vật chất – kĩ thuật các Báo cáo ĐTM của các chủ dự án đạt yêu cầu về cả nội dung và hình thức, theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Mỗi Báo cáo ĐTM có đi kèm 01 Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và lưu trữ tại Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình. Nội dung của dự án cải tạo, phục hồi môi trường như sau [23, tr.1]:

+ Mô tả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và phân tích tổng thể hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

+ Phân tích điều kiện địa chất khu mỏ, xác định phương án khai thác và dự báo các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực khi đưa dự án vào hoạt động. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, ngăn ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động của dự án.

+ Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường cũng như các cam kết thực hiện quản lý, giám sát môi trường trong quá trình hoạt động và thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, có một số dự án đã được phê duyệt khai thác từ năm 2010, 2011, 2012 nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành khai thác đá trên thực tế. Như vậy đã quá thời hạn 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, các chủ dự án buộc phải lập lại báo cáo ĐTM theo quy định mới của Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi thành từ ngày 01/01/2015 (Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường). Ví dụ [44]:

Mỏ khai thác đất, đá hỗn hợp do Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành làm chủ dự án được UBND tỉnh cấp phép từ ngày 28/06/2011 theo quyết định số 46/GP-UBND tại khu vực đồi Ngang, Đông Sơn và xã Yên Đồng, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình tới nay vẫn chưa tiến hành khai thác.

Mỏ khai thác đá vôi do Công ty TNHH Tô Tiến Phát làm chủ dự án được UBND tỉnh cấp phép từ ngày 07/12/2010 theo quyết định số 29/GP- UBND tại khu vực Mỏ đá núi Cửa Khâu, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình tới nay vẫn chưa tiến hành khai thác.

Mỏ khai thác đá vôi xi măng do Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương làm chủ dự án được UBND tỉnh cấp phép từ ngày 07/04/2010 theo

quyết định số 652/GP-BTNMT tại khu vực Mỏ đá vôi núi Hang Nước II, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình tới nay vẫn chưa tiến hành khai thác.

Mỏ khai thác đá vôi do Công ty cổ phần thương mại sản xuất vật liệu và xây dựng Đức Long làm chủ dự án được UBND tỉnh cấp phép từ ngày 15/03/2011 theo quyết định số 12/GP-UBND tại khu vực Núi Thung Lở – Mỏ Vịt, xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình tới nay vẫn chưa tiến hành khai thác.

Mỏ khai thác đá vôi do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình làm chủ dự án được UBND tỉnh cấp phép theo quyết định số 30/GP-UBND ngày 26/05/2011 tại khu vực Núi Cay, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình tới nay vẫn chưa tiến hành khai thác.

Đối với các Báo cáo ĐTM lập lại sau thời điểm 01/01/2015 sẽ phải thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và một loạt các văn bản pháp luật sửa đổi đi kèm quy định về hoạt động ĐTM: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác đá tiến hành lập Báo cáo ĐTM đối với các dự án được phê duyệt trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)