Kiểm soá tô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 67 - 71)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

2.2.3 Kiểm soá tô nhiễm không khí

quản lý và kiểm soát các thành phần cụ thể của không khí như: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải (Điều 83); Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn (Điều 84). Tuy nhiên việc quy định như vậy chưa có tính bao quát, chưa thể hiện được tác hại của ô nhiễm ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người từ đó nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí vô hình chung bị coi nhẹ. Trước hiện trạng môi trường không khí của nước ta ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, Luật bảo vệ môi trường 2014 đã có mục riêng về lĩnh vực này, bao gồm những quy định chung về bảo vệ môi trường không khí; quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh; kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí (Mục 3 Chương VI Luật bảo vệ môi trường 2014).

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 08/2010/QĐ- UBND ngày 12/05/2010 Quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lưu chứa và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi được quy định cụ thể trong Điều 6 như sau:

1. Việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, giao thông đường bộ và các quy định khác có liên quan.

2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau mới được phép lưu hành:

a) Có bạt che phủ kín toàn bộ thùng xe, mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển. Không làm rò rỉ, rơi vãi nguyên vật liệu chuyên chở, gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông.

b) Chở đúng trọng tải, không được cơi nới thùng xe, chạy đúng tốc độ quy định, được cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận

c) Trước khi ra khỏi kho chứa hoặc khu vực sản xuất, kinh doanh để tham gia giao thông phải được vệ sinh sơ bộ bánh lốp, thành xe đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường [51].

Theo các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và thực tế hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình, nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: xác định nguồn gây ô nhiễm, quan trắc, đánh giá sức chịu tải của môi trường đối với nguồn gây ô nhiễm, các biện pháp giảm thiểu tác động của nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường.

a) Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Trong hoạt động khai thác tài nguyên đá, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí được xác định như sau:

• Ô nhiễm do khí thải: Khí thải từ các phương tiện thi công (máy trộn bê tông, máy nghiền đá, máy xúc, máy ủi…), từ các phương tiện vận tải sử dụng dầu diesel. Hoạt động của các loại máy móc chạy bằng dầu diesel thải vào môi trường lượng khói thải khá lớn. Lượng ô nhiễm từ khí thải của các máy móc sử dụng trong hoạt động khai thác đá được dự báo dựa trên thống kê của WHO như sau: Khi một tấn nhiên liệu tiêu thụ bởi một phương tiện trọng tải lớn 3.5 – 16 tấn chạy bằng dầu diesel nặng có thể chứa 4,3 kg bụi, 64 kg khí SO2, 55 kg khí NO2, 28 kg khí CO và 12 kg VOC [22, tr.38].

• Bụi có thể phát sinh do gió thổi, do hoạt động san lấp đất… Bụi phát sinh do gió thổi là không thể ước tính nhưng thực tế dự báo là không đáng kể. Bụi phát sinh bằng 0,01% khối lượng đất đá san lấp. Bụi đá phát sinh trong quá trình nổ mìn, ủi, xúc lên xe tải, vận tải và đập bằng máy đập. Từng loại bụi do các nguồn phát sinh có thể là không đáng kể, nhưng tổng hợp từ tất cả các nguồn tạo nên nồng độ lớn, có thể đạt đến 3 mg/m3 và bụi có kích thước nhỏ nên dễ dàng lọt vào phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho con người và động vật. Bụi đá và bụi đất đá do đặc tính, kích thước và khối lượng nên ít có

• Ô nhiễm khí do nổ mìn: Công tác nổ mìn sinh ra một lượng lớn khí CO2 (khi đốt cháy 1kg thuốc nổ Amonit sử dụng trong khai thác đá sinh ra 0,075 kg khí CO2), đây là khí gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của trái đất, ảnh hưởng đến chất lượng không khí toàn cầu [22, tr.47].

Nồng độ khí thải ở các khu vực tiến hành khai thác đá thường khá cao [22, tr.48]: Nồng độ SO2 là 0,3 – 0,6 mg/m3, NOx là 0,2 – 0,4 mg/m3 với hàm lượng khí thải như trên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người lao động trực tiếp.

b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Nhận thức rõ về nguồn gây ô nhiễm, mức giới hạn cho phép về nồng độ các loại khí thải, giới hạn chịu đựng của môi trường, sức khỏe con người là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong hoạt động khai thác đá. Các biện pháp chủ yếu được thực hiện tại các mỏ khai thác đá trên phạm vi tỉnh Ninh Bình đó là: Lựa chọn thiết bị khoan loại hiện đại đã có thiết kế hệ thống thu bụi nhằm bảo vệ cho người lao động; Sử dụng thuốc nổ và quy trình công nghệ nổ mìn hợp lý để giảm tối đa các bụi khí; Thực hiện nghiêm quy định về an toàn khi nổ mìn, chỉ thực hiện nổ mìn vào thời gian quy định nhằm tránh phát tán bụi, lựa chọn thời điểm kích nổ tránh lúc gió to, thực hiện trong khoảng thời gian từ 11h – 13h trong ngày; Thực hiện phun ẩm vào nguyên liệu (dùng bơm nước) khi nghiền đá tại máy kẹp hàm; Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người công nhân; Kiểm soát các kho chứa dầu và các điểm truyền tải nhiên liệu khống chế hơi hydro carbon; Sử dụng động cơ diesel đủ tiêu chuẩn về môi trường và thường xuyên giám sát hoạt động của các loại máy móc.

Bên cạnh những biện pháp đã được thực hiện khá hiệu quả góp phần kiểm soát ô nhiễm không khí vẫn tồn tại những vấn đề chưa được khắc phục như:

ـ So sánh về lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được với việc bảo vệ môi trường thì việc sử dụng thuốc nổ Amonit vẫn được sử dụng thay vì sử dụng loại thuốc nổ có cân bằng oxy = 0 như ANFO hay công nghệ nổ mìn với kíp điện Visai nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi, độ rung khi nổ mìn [22, tr. 72].

ـ Một thực tế dễ nhận thấy là các xe vận tải sử dụng trong quá trình chở đá thường không có bạt che, quá trình vận chuyển trong những ngày nắng không thực hiện việc tưới nước mặt đường khiến khói bụi bay vào không khí không kiểm soát. Việc không đảm bảo thiết bị che chắn và các biện pháp khác để giảm thiểu bụi gây ô nhiễm môi trường đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật bảo vệ môi trường 2014, Khoản 3 Điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005.

ـ Hàng loạt các xe vận tải thô sơ không đạt tiêu chuẩn về môi trường, hết thời hạn sử dụng, không được phép lưu thông vẫn tiếp tục hoạt động trong quá trình vận chuyển đá trong và ngoài mỏ khai thác làm tăng lượng khí thải vào môi trường. Hoạt động này vi phạm Khoản 2 Điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005 về Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải. Nội dung này không được quy định trong phần Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải ở Luật bảo vệ môi trường 2014, mà áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 74 về Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.

ـ Việc trồng cây trong khu vực mỏ và dọc tuyến đường vận chuyển nhằm đạt hiệu quả trong việc hạn chế phát tán bụi chưa được thực hiện triệt để, rất ít dự án khai thác thực hiện công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)