Kiểm soá tô nhiễm đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 73 - 74)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

2.2.5 Kiểm soá tô nhiễm đất

Luật bảo vệ môi trường 2005 không có điều khoản riêng về bảo vệ môi trường đất. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã bổ sung thêm Mục 3 Chương VI về bảo vệ môi trường đất, bao gồm 03 điều, trong đó có quy định chung về

bảo vệ môi trường đất, quản lý môi trường đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất. Điều 61 Luật bảo vệ môi trường 2014 về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất quy định như sau:

1. Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở [42, Điều 61]. Lần đầu tiên, ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (chất da cam/dioxin) đã được quy định trong pháp luật: “Vùng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường” [42, Điều 61].

Hoạt động khai thác đá trên thực tế với các mỏ lộ thiên có tác động rất lớn tới đất: làm thay đổi địa hình và mục đích sử dụng đất; ảnh hưởng tới các tài nguyên văn hóa và di tích lịch sử trong đất; đất bị nhiễm bẩn mặt đất do các chất thải. Đất bị ô nhiễm trong quá trình khai thác đá chủ yếu do các chất thải rắn và các loại rác thải. Đối với hoạt động khai thác đá, các chủ thể phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất được quy định tại luật bảo vệ tài nguyên khoáng sản, luật bảo vệ môi trường… Khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất từ ban đầu. Việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm trên sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)