Kiểm soá tô nhiễm nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 71 - 73)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

2.2.4 Kiểm soá tô nhiễm nước

Tương tự khi nghiên cứu về vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí, nội dung kiểm soát ô nhiễm nước trong hoạt động khai thác đá được xem xét như sau:

a) Nguồn gây ô nhiễm

tạo ta lượng nước thải sinh hoạt khá lớn. Nước thải sinh hoạt mang theo lượng lớn các chất hữu cơ, đồng thời kéo theo một lượng lớn các loại vi khuẩn (E.Coli, virut các loại, trứng giun sán) là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Theo ước tính của WHO, mỗi người một ngày thải ra một lượng các chất hữu cơ tương đường 45 – 54 gam BOD5 thì tổng lượng chất BOD được mang ra cùng nước thải cao điểm từ 11 – 12,5 kg (Trong đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa có trong nước nói chung và nước thải nói riêng; BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói riêng) gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C) [20, tr.61].

• Nước mưa: Nước mưa chảy tràn trong khu vực khai thác mỏ có độ đục lớn, chứa hàm lượng cao các chất rắn lơ lửng. Khi mưa, nước mưa kéo theo đất, cát từ bề mặt khu vực đang thi công xuống khu vực chân núi. Giá trị COD của nước mưa chảy tràn trong khoảng 10 – 20 mg/l có thể ảnh hưởng tới chất lượng đất và nước (COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ) [22, tr.3].

Các dự án khai thác đá đều thải ra một lượng bụi, dầu mỡ, các chất bẩn nhiễm xạ từ phương tiện xe cộ. Các chất bẩn do nước mưa cuốn trôi sẽ tác động đến nguồn nước dưới đất. Một số khu vực do đặc điểm địa chất (Mỏ đá vôi núi Cửa Khâu, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) có những hang động karst nên khi nước mặt bị ô nhiễm sẽ ngấm xuống tầm nước ngầm là ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

ـ Để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt tại các khu vực khai thác có tiến hành xây dựng nhà vệ sinh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân khai thác trên công trường.

ـ Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ được thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa xây dựng xung quanh mỏ và đưa vào hệ thống lắng của mỏ. Nước mưa sau khi lắng bùn đất có thể sử dụng để rửa thiết bị phun tưới chống bụi.

ـ Phần lớn nước mưa chảy tràn sẽ được thoát ra ngoài khu vực mỏ khai thác qua hệ thống hào, rãnh được đào xung quanh khu mỏ.

Trên thực tế vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước ở khu vực mỏ khai thác đá chưa được thực hiện triệt để, thể hiện trong việc xây dựng các khu vệ sinh tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường; nguồn nước thải trong khu vực mỏ không được kiểm tra định kỳ và đánh giá theo các quy chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định. Nước thải trong các khu mỏ không được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Mục 4 Chương IX Luật bảo vệ môi trường 2014, Mục 4 Chương VIII Luật bảo vệ môi trường 2005. Nội dung cơ bản về quản lý nước thải Luật bảo vệ môi trường 2014 kế thừa từ Luật bảo vệ môi trường 2005, có bổ sung 2 quy định sau:

Thứ nhất, quy định chung về quản lý nước thải: “1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại” [42, Điều 99].

Thứ hai, bổ sung quy định về hệ thống xử lý nước thải đối với

“cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường” [42, Điều 101, Khoản 4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)