Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 86 - 90)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

2.2.10 Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

“Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”

Khoản 1 Điều 160 Luật bảo vệ môi trường 2014 đã thể hiện rõ quan điểm đối với các hành vi có tác động tiêu cực tới môi trường, cá nhân và tổ chức khác. Những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đã xâm phạm tới quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, là tác nhân làm giảm chất lượng môi trường sống ảnh hưởng tới việc hưởng quyền môi trường của các chủ thể khác. Việc xử lý các hành vi trên buộc các chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình, bảo vệ pháp luật môi trường, bảo vệ quyền lợi của các đối tượng bị xâm phạm, đồng thời có tác dụng giáo dục cộng đồng.

Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định mới về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường (Điểm a Khoản 3 Điều 164), trong đó quy định rõ: “Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình” [42]. Khi trách nhiệm được gắn liền với một chủ thể xác định, đối với chủ thể đó sẽ có ý thức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý tổ chức mình các nội dung liên quan tới bảo vệ môi trường; đối với cơ quan nhà nước có thầm quyền dễ dàng hơn trong việc tìm “đầu mối” khi xử lý các vi phạm liên quan đến một tổ chức.

Riêng đối với hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay vẫn áp dụng theo các quy định của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Tuy nhiên do có sự thay đổi của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, một số quy định mới về bảo vệ môi trường đã thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã bộc lộ một số vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện như: Thiếu quy định điều chỉnh các hành vi đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; các hành vi liên quan đến quản lý chất thải và phế liệu, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo và phục hồi môi trường và một số hành vi khác cũng đã thay đổi. Do đó, việc xây dựng Nghị định mới cần được tiến hành kịp thời để điều chỉnh các quan hệ pháp luật môi trường, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Qua công tác điều tra trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại các Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi tỉnh Ninh Bình chưa có tiền lệ về xử lý các các vụ việc liên quan đến hành vi vi phạm về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá. Mặc dù trên thực tế có khá nhiều hành vi vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, những nội dung dễ bị vi phạm trong hoạt động khai thác đá đó là:

ـ Báo cáo ĐTM được thực hiện dựa trên các số liệu quan trắc không chính xác. Các báo cáo thường giảm chỉ số ô nhiễm của các thành phần môi trường thấp hơn so với thực tế, để đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định, không vượt giới hạn chịu đựng của môi trường.

ـ Hoạt động ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chưa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (như đã phân tích ở trên).

ـ Các cam kết của doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình tiến hành khai thác đá chỉ mới dừng lại trên lý thuyết, chưa mang

ـ Kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, quản lý bụi, quản lý chất thải rắn… không hiệu quả, tồn tại nhiều vấn đề chưa thể khắc phục dẫn đến hiện trạng ô nhiễm môi trường.

ـ Các hành vi khai thác đá trái phép của một số tổ chức, cá nhân tại những khu vực không nằm trong quy hoạch khai thác của tỉnh vẫn tồn tại và chưa có hướng giải quyết triệt để.

Kết luận Chương 2

Sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá với các nội dung của chế định này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hệ thống pháp luật môi trường nói chung. Tuy nhiên có thể thấy rằng hệ thống các quy phạm trong lĩnh vực này chưa mang tính hệ thống và còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.

Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình thấy rằng, việc áp dụng các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc kiểm soát ô nhiễm tại các mỏ khai thác chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng môi trường tại các khu mỏ ngày càng có xu hướng xấu đi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động làm việc trong khu mỏ, tới môi trường các khu vực xung quanh mỏ và chất lượng môi trường sống nói chung. Để khắc phục vấn đề này, cần phải nghiên cứu tổng thể về công tác xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, xác định các nguồn gây ô nhiễm cụ thể phát sinh trong hoạt động khai thác đá , nâng cao nhâ ̣n thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt được kết quả cao hơn.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TẠI NINH BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)