1.3 Một số vấn đề về pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trường
1.3.3 Quy định của pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường trong
vào quá trình thay đổi nhận thức và tư duy của người dân, góp phần tăng cường ý thức của họ trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, cũng thông qua các quy định của pháp luật, người dân có thể chủ động tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường của các chủ thể có liên quan tới hoạt động khai thác đá. Sự giám sát và phát hiện của người dân có thể thực hiện đối với các chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động khai thác đá, đối với người dân nói chung hay đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá. Sự tham gia của người dân giúp chính bản thân họ tự nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung.
1.3.3 Quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá hoạt động khai thác đá
Như đã đề cập trong các phần trên, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực khai thác đá giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế.
Theo đó, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với quá trình thiết lập dự án khai thác đá. Những đối tượng đầu tiên cần phải được kiểm soát đó là những yếu tố nằm trong giai đoạn chuẩn bị khai thác đá. Giai
đoạn chuẩn bị trước khi hoạt động khai thác đá đi vào hoạt động chính thức được xác định là tổng hợp các nhân tố bao gồm sự chuẩn bị về con người (như người quản lý dự án, công nhân làm việc tại khu mỏ…), về phương tiện kỹ thuật và vật chất, về kế hoạch và lộ trình khai thác của mỏ… Nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị khai thác đá là thành lập trước tất cả các biện pháp để ngăn ngừa các tai nạn khai thác đá, giảm thiểu tối đa những tác động của quá trình khai thác đá tới môi trường và thực hiện thành công kế hoạch của dự án.
Thứ hai, xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động khai thác đá, các quy định pháp luật về kiểm soát chất thải rắn phát sinh trong hoạt động khai thác đá, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước…
Thứ ba, các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các hoạt động giao thông vận tải. Việc di chuyển của các phương tiện vận tải là một trong những hoạt động chính của hoạt động khai thác đá và cũng là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường.
Thứ tư, các quy định pháp luật về phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác đá. Sự cố môi trường trong hoạt động khai thác đá có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do con người, do kỹ thuật hoặc do thiên nhiên. Nó cũng có thể xuất phát từ các hành vi vi phạm các quy định về an toàn khai thác đá, từ việc vận chuyển hàng hóa, phương tiện, thiết bị trong thăm dò và khai thác khoáng sản… Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường trong hoạt động khai thác đá là một trong những nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá.
Thứ năm, trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá. Cũng giống như các lĩnh vực pháp luật khác, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá sẽ phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt (cưỡng chế) giữa nhà nước với chủ thể vi phạm. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá, chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật dân sự.
Thứ sáu, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá. Việc quản lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá phải được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Những cơ quan này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ thực hiện chức năng có liên quan đến quản lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá theo quy định của pháp luật. Với một hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quy hoạch, kế hoạch, chính sách về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá được hoạch định, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các đơn vị tham gia hoạt động khai thác đá.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản được quy định trong nhiều văn bản khác nhau: các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các văn bản pháp luật trong nước và các văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành.
ـ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá các nguồn ô nhiễm không khí, đất, nước với những chỉ số xác định mức độ ô nhiễm trong văn kiện năm 1993: Assessment of Sources of Air, Water and Landpollution. Những con số thống kê, tính toán trong tài liệu trên là cơ sở để các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp, đảm bảo quy định của pháp luật quốc gia thống nhất với quy định quốc tế. Dưới
đây là một số quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá được WHO ghi nhận.
Tổ chức Y tế thế giới tính toán lượng khí thải, bụi thải trung bình trong một năm để sản xuất và chuyên chở đá xây dựng với sản lượng 300.000m3/năm. Kết quả tính toán được thống kê trong các bảng sau [58, tr.22]:
Bảng 1.1: Lượng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
TT Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng thải
1 Muội khói kg/năm 354
2 Khí CO kg/năm 3.100
3 SO2 kg/năm 797
4 Hợp chất carburhydro kg/năm 1.771
Bảng 1.2: Lượng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng
TT Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng thải
1 Muội khói kg/năm 247
2 Khí CO kg/năm 1.296
3 SO2 kg/năm 4.959
4 NO kg/năm 2.806
5 Hợp chất Cacbuahydro kg/năm 1.144
Bảng 1.3: Lượng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
TT Nguồn gây bụi Đơn vị tính Khối lượng thải
1 Nổ mìn phá đá kg/năm 5.086
2 Nghiền sàng kg/năm 1.780
3 Bốc xếp, vận chuyển kg/năm 2.161
- Các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực trong phạm vi quốc gia. Các văn bản pháp luật này được trình bày cụ thể trong phần Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
ـ Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 08/2010/QĐ- UBND ngày 12/05/2010 Quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lưu chứa và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đến nay Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND là văn bản duy nhất do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành có những quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá.
Kết luận Chương 1
Sự ô nhiễm môi trường đang tác động trực tiếp đến việc hưởng thụ các quyền con người, trước hết là quyền được sống trong môi trường trong lành. Vì vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người, là tiền đề quan trọng để con người phát triển và hoàn thiện.
Hoạt động khai thác đá bao gồm tổng hợp các hoạt động nhằm thu hồi tài nguyên đá, loại tài nguyên không thể tái tạo. Hoạt động khai thác đá mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và con người. Hoạt động khai thác đá cần phải được kiểm soát một cách hiệu quả và chặt chẽ.
Một trong số những biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá hữu hiệu, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị cũng như ý thức người dân Việt Nam là kiểm soát bằng pháp luật. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực khai thác đá giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường, góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá là công cụ để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH