Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 92 - 95)

trường trong lĩnh vực khai thác đá

Việc hoàn thiện khung pháp lý về môi trường là tiền đề quan trọng, có tính chất quyết định đối với việc thực hiện hiệu quả pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá trên phạm vi tỉnh Ninh Bình. Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật được xem xét trong ba khía cạnh như sau:

ـ Khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết quốc tế. Trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá, Việt Nam phải đảm bảo nội luật hóa phù hợp các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các chỉ số xác định nguồn ô nhiễm không khí, nước, đất. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam phải có sự tương thích với các chỉ số kỹ thuật mà WHO đã đặt ra.

ـ Luật bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 nhưng Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2014 đến ngày 01/04/2015 mới có hiệu lực thi hành.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành ngày 14/02/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2015. Tuy nhiên hơn ba tháng sau khi Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được ban hành, tức ngày 29/05/2015 Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/07/2015.

Ngày 30/06/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015.

Một số ví dụ trên đã cho thấy tình trạng ban hành văn bản pháp luật về môi trường hiện nay. Việc ban hành chậm trễ các văn bản hướng dẫn thi hành như thực tế hiện nay dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ thể liên quan lúng túng khi xử lý các vấn đề trong lĩnh vực môi trường. Các quan hệ pháp luật về môi trường rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh trên thực tế, nếu không có sự quy định kịp thời của pháp luật sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ môi trường, ảnh hưởng tới môi trường và sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Hiện nay có rất nhiều chủ thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác đá. Tuy nhiên việc đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là do khó xác định lượng giá thiệt hại để tiến hành các biện

pháp pháp lý. Việc nhiều người dân ngày ngày phải sống trong môi trường ô nhiễm do hoạt động khai thác đá là thực tế dễ nhận thấy, nhưng để xác định mức độ ô nhiễm của môi trường và mức độ tác động tới sức khỏe, cuộc sống của người dân vẫn đang là vấn đề chưa có lời giải. Điều này đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể về cách thức xác định lượng giá thiệt hại, làm cơ sở cho việc tiến hành bồi thường thiệt hại đối với các đối tượng bị xâm phạm quyền lợi.

Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chỉ được bảo vệ khi có một cơ chế vận hành có hiệu quả. Mà tiền đề quan trọng là phải có hệ thống pháp luật với những quy định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng. Như vậy, tác giả kiến nghị cần thiết phải xây dựng một văn bản riêng về lĩnh vực khai thác đá, trong đó quy định cụ thể về cơ chế, cách thức mà các chủ thể cần phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi văn bản riêng về lĩnh vực khai thác đá được ban hành, các chủ thể có thể chủ động tra cứu, tìm hiểu một cách dễ dàng, từ đó quyền lợi sẽ được bảo đảm triệt để hơn.

ـ Với đặc thù là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên đá phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất nước, bên cạnh những lợi ích kinh tế đạt được tỉnh Ninh Bình đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác đá. Để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng của tỉnh cần ban hành các văn bản áp dụng trong phạm vi của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh và tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Chỉ với một văn bản là Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình được ban hành từ năm 2010 như hiện nay rõ ràng không thể giải quyết được tình hình ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá đang diễn ra trong tỉnh.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)