2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường
2.2.9 Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Những phân tích từ các phần trên cho thấy môi trường bị ô nhiễm ở nhiều mức độ, do nhiều nguyên nhân và chịu ảnh hưởng lâu dài từ hoạt động khai thác đá của các dự án trên phạm vi tỉnh Ninh Bình. Khi tiến hành khai thác trên thực tế các chủ dự án khai thác buộc phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Yêu cầu của việc cải tạo, phục hồi môi trường là đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác đá và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Việc ký quỹ, cải tạo môi trường là một biện pháp để đảm bảo các tổ chức, cá nhân khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Theo số liệu thống kê Tổng hợp về các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (tính đến tháng 04/2015), việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án đang khai thác chưa được triển khai hiệu quả.
Toàn tỉnh có nhiều dự án khai thác đá đã đi vào hoạt động trên thực tế một thời gian dài nhưng chưa tiến hành ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường [44]:
ـ Mỏ khai thác đá vôi ở khu vực Núi Cay, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép khai thác số 2151/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 với thời hạn 20 năm trên diện tích 3,06 ha; tuy nhiên đến nay Công ty Cổ phần Nam Anh Tú vẫn chưa thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
ـ Mỏ khai thác đá vôi ở khu vực núi Đồ Đen, xã thượng Hòa, huyện Nho Quan được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép khai thác số 1375/QĐ- UBND ngày 17/07/2008 với thời hạn 20 năm trên diện tích 6,6 ha; tuy nhiên đến nay Công ty TNHH Trung Nghĩa vẫn chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
ـ Đối với mỏ khai thác đá xi măng ở khu vực Mỏ đá Gia Thanh, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh bình được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép khai thác số 2352/GP-BTNMT ngày 10/11/2008 với thời hạn 24 năm do Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát làm chủ dự án cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Đối với đa số dự án khai thác đá trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường lần đầu theo quy định của pháp luật, mặc dù đã tiến hành khai thác trong nhiều năm vẫn chưa thực hiện ký quỹ các lần tiếp theo. Việc ký quỹ lần đầu thường được tiến hành trước ngày mỏ bắt đầu khai thác 30 ngày, tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình.
ـ Dự án khai thác đá vôi tại khu vực Núi Hang Thuyền – Máng Lợn, xã Đức Long, huyện Nho Quan của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hùng Vương tiến hành khai thác từ năm 2010. Đến nay doanh nghiệp trên mới thực hiện ký quỹ lần đầu 80.896.000 VNĐ trên tổng số tiền quỹ phải nộp là 528.759.000 VNĐ. Số tiền ký quỹ của những lần tiếp theo là 18.337.000 VNĐ chưa được thực hiện [23, tr.50].
ـ Dự án khai thác đá vôi tại khu vực Mỏ đá núi Cửa Khâu, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp của Công ty TNHH Tô Tiến Phát tiến hành khai thác từ năm 2010. Đến nay doanh nghiệp trên mới thực hiện ký quỹ lần đầu 49.415.000 VNĐ trên tổng quỹ phải nộp là 528.732.000 VNĐ. Số tiền ký quỹ của những lần tiếp theo là 11.200.738 VNĐ chưa được thực hiện [21, tr.71].
theo đó là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay, việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được quy định cụ thể, chi tiết trong hai văn bản: Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015; Thông tư số: 38/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015.
Các văn bản trên đã quy định đầy đủ về các nội dung liên quan đến ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính:
ـ Đối tượng thực hiện nghĩa vụ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường: Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
ـ Phương thức tính khoản tiền ký quỹ: Số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 (ba) năm thì thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) số tiền được phê duyệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần.
ـ Thời điểm ký quỹ và tiếp nhận tiền ký quỹ: Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt phương án, phương án bổ sung; Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới thực hiện ký quỹ lần đầu trước ngày đăng ký bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ; Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm ký quỹ.
ـ Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Đơn vị tiền tệ được sử dụng là tiền đồng Việt Nam.
ـ Nguyên tắc hoàn trả tiền ký quỹ và thực hiện hoàn trả khoản tiền ký quỹ: Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án hoặc phương án bổ sung được phê duyệt.