Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 37 - 44)

1.3 .Các cam kết quốc tế có liên quan đến công ty chứng khoán

1.3.2. Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Bình Dương

1.3.2.1. Đặc điểm cơ bản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Hiệp định TPP còn được gọi tên khác là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là một thoả thuận thương mại tự do nhiều bên với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, song về bản chất TPP giống như một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên của các tập đoàn, doanh nghiệp hùng mạnh nhất trong mỗi nước thành viên. Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. So với WTO, Hiệp định TPP mở rộng hơn cả về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và còn cả những vấn đề phi thương mại như môi trường, lao động, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mua sắm của chính phủ, trong đó thương mại hàng hoá giữ vị trí hàng đầu. Hiệp định TPP được thiết kế theo hướng mở, tức là có cơ chế kết nạp thành viên mới và bổ sung các vấn đề mới sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đặt kỳ vọng nhằm tăng cường thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phát triển, phối hợp giữa các quốc gia,

Hiệp định TPP có năm đặc điểm chính: (i) tiếp cận thị trường một cách toàn diện; (ii) tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; (iii) giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; (iv) bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại và (v) nền tảng cho hội nhập khu vực.

Bên cạnh các nguyên tắc chung nêu trên, đối với từng lĩnh vực, các thành viên tham gia đàm phán TPP cũng thống nhất đưa ra một số nguyên tắc riêng để việc đàm phán được hiệu quả và nhanh chóng. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các thành viên thực hiện đàm phán về đầu tư vào các thể chế tài chính và thương mại qua biên giới trong dịch vụ tài chính nhằm đảm bảo minh bạch, không phân biệt đối xử, đối xử công bằng trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính mới, các biện pháp bảo vệ đầu tư và một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả để thực hiện các biện pháp này. Theo đó, trong quá trình đàm phán về dịch vụ tài chính, các nước đưa ra bốn nguyên tắc riêng gồm (i) minh bạch, không phân biệt đối xử; (ii) đối xử công bằng đối với các dịch vụ tài chính mới; (iii) bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp và (iv) đảm bảo chủ quyền của các nước, đặc biệt trong trường hợp có khủng hoảng tài chính.

1.3.2.2. Hình thức thể hiện và phương thức tiếp cận cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định TPP áp dụng cách tiếp cận chọn bỏ trong thể hiện các cam kết trong khuôn khổ của Hiệp định và các Chương hầu như đều áp dụng cách tiếp cận này. Theo cách tiếp cận của TPP, Hiệp định quy định sáu nghĩa vụ cơ bản, bao gồm: (i) Đối xử tối huệ quốc (MFN); (ii) Đối xử quốc gia (NT); (iii) Loại bỏ một số điều kiện đầu tư, hoặc điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư, trái với nghĩa vụ đối xử quốc gia và không áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ; (iv) Loại bỏ các hạn chế, cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ qua biên giới (nghĩa vụ này bao gồm hai phương thức cung cấp dịch vụ trong cam kết WTO; là sự kết hợp giữa phương thức 1 (mode 1) – Cung cấp qua biên giới và Phương thức 2 (mode 2) – Tiêu dùng ở nước ngoài) và thành lập hiện

thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại (mode 3) trong WTO); (v) Loại bỏ yêu cầu “phải hiện diện ở nước sở tại” để được phép cung cấp dịch vụ qua biên giới (mode 1 và mode 2) và (vi) Loại bỏ yêu cầu về quốc tịch của nhân sự quản lý cao cấp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn được quyền bảo lưu một số biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ kể trên. Các biện pháp không tương thích (NCMs/ Non-conforming measures) được hiểu là những quy định, hạn chế, rào cản trái với sáu nghĩa vụ kể trên của Hiệp định mà các nước mong muốn duy trì. Do áp dụng phương thức chọn bỏ, nên các nước cần liệt kê toàn bộ các biện pháp bảo lưu mong muốn duy trì, nếu không liệt kê thì coi như cam kết áp dụng theo sáu nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định. Các biện pháp không tương thích (NCMs) được liệt kê tại 02 danh mục: Danh mục các biện pháp không tương thích NCMs I (Phụ lục A) và Danh mục các biện pháp không tương thích NCMs II (hay Phụ lục B). Về hình thức thể hiện, cam kết trong TPP được thể hiện theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, liệt kê các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định tại hai Danh mục/ Phụ lục.

1.3.2.3. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Chương Dịch vụ tài chính của TPP quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tài chính, nhà cung cấp dịch vụ tài chính, nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và các cơ quan có thẩm quyền quản lý của các nước thành viên TPP, đồng thời xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính trên thị trường các nước thành viên TPP. Chương này cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường đầu tư và qua biên giới quan trọng, trong khi đảm bảo rằng các thành viên TPP duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng. Chương dịch vụ tài chính bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi tương tự như trong các Hiệp định mà ta đã ký kết, bao gồm: Đối xử quốc gia (NT), Đối xử tối huệ quốc (MFN), Mở cửa thị trường (MA), Thương mại qua biên giới (CBT), Nhân sự cấp cao và Hội đồng Quản

trị (SMBD).

So với WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP có một số điểm khác biệt. Thứ nhất, đàm phán kết hợp mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với bảo hộ đầu tư, điều này đặt ra vấn đề về mở rộng đối tượng và phạm vi cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đồng thời bổ sung thêm các nghĩa vụ có liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, nguyên tắc đối xử tối thiểu… Những nghĩa vụ này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời là thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước. Thứ hai, đàm phán TPP về dịch vụ tài chính được thực hiện theo phương thức tiếp cận chọn bỏ, khác với phương thức chọn cho, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP, đi theo phương thức chọn bỏ; các nội dung không được liệt kê trong danh mục các biện pháp không tương thích (NCMs) được hiểu là cam kết thực hiện. Phương thức tiếp cận này tạo ra thuận lợi hơn cho các nước phát triển đã có mức độ mở cửa thị trường cao và có hệ thống pháp luật trong nước ổn định trong khi những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam quen thuộc với phương thức chọn cho nhiều hơn.

Lĩnh vực dịch vụ tài chính trong TPP cũng áp dụng phương thức tiếp cận chung của Hiệp định là chọn bỏ, đồng thời áp dụng các nghĩa vụ chung và liệt kê các bảo lưu dưới hình thức các biện pháp không thương thích (NCMs) tại 2 danh mục là Danh mục I và Danh mục II. Hay nói cách khác, các thành viên TPP có các ngoại lệ cụ thể của mình đối với một số các quy định trong hai phụ lục đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.

Các dịch vụ tài chính về ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác trong đó có chứng khoán (trừ bảo hiểm), theo Hiệp định TPP, bao gồm các hoạt động sau đây:

(e) nhận tiền gửi và các khoản tiền có thể thanh toán khác từ công chúng;

(f) tất cả các loại hình cho vay, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, và tài trợ các giao dịch thương mại;

(g) cho thuê tài chính;

(h) tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm các loại thẻ tín dụng, thanh toán, ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

(i) bảo lãnh và cam kết;

(j) giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng, bất kể ở sở giao dịch, thị trường phi tập trung (OTC), hoặc các thị trường khác về: (i) các công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hóa đơn, chứng chỉ tiền gửi); (ii) ngoại hối; (iii) các sản phẩm phái sinh bao gồm, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn; (iv) các công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như các hợp đồng hoán đổi, các hợp đồng lãi suất kỳ hạn; (v) chứng khoán có thể chuyển nhượng và (vi) các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính khác, bao gồm vàng nén;

(k) tham gia vào các đợt phát hành tất cả các loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành và chào bán với vai trò là đại lý (dù chào bán công khai hay theo chào bán riêng lẻ) và cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó;

(l) môi giới tiền tệ;

(m) quản lý tài sản, ví dụ như quản lý tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, tất cả các hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ giám hộ, lưu ký và ủy thác;

(n) các dịch vụ thanh toán và bù trừ đối với các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ có thể chuyển nhượng khác;

(o) cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan bởi các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; và

(p) tư vấn, trung gian, và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được liệt kê trong các điểm (e) đến (o), bao gồm tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về các hoạt động mua lại và tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp [32].

Nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán của Hiệp định TPP nằm tại Chương 11 - Dịch vụ Tài chính. Các phần liên quan tới dịch vụ chứng khoán tại

Chương này bao gồm: (i) Phần quy định của Chương Dịch vụ Tài chính. Phần này bao gồm 22 Điều, đưa ra các định nghĩa chung, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, các nghĩa vụ trong hiệp định, các quy định về các tổ chức được ủy quyền quản lý, hệ thống thanh toán bù trừ, cơ chế giải quyết tranh chấp… (ii) Phần Phụ lục 11-A về Giao dịch Xuyên biên giới: Liên quan tới dịch vụ chứng khoán là nội dung về dịch vụ cung cấp, chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới. (iii) Phần Phụ lục 11-B các Cam kết cụ thể: liên quan đến lĩnh vực dịch vụ chứng khoán là cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư xuyên biên giới.

Ngoài ra, Chương Dịch vụ Tài chính còn xây dựng một Phụ lục danh mục bảo lưu các biện pháp không tương thích và NCMs của từng nước được chia thành hai phần: phần A (hay còn gọi là Danh mục I) và phần B (hay còn gọi là Danh mục II). Phần A là danh sách các biện pháp không tương thích được quy định theo pháp luật, chính sách hiện hành của Việt Nam và không được sửa đổi quy định hiện hành theo hướng kém thuận lợi hơn, gồm 09 bảo lưu đánh số từ A1-A9. Phần B là danh sách các biện pháp không tương thích mà Việt Nam không muốn loại bỏ trong giai đoạn hiện tại và muốn bảo lưu lâu dài, gồm 12 bảo lưu, đánh số từ B1-B12. Liên quan trực tiếp đến nội dung dịch vụ chứng khoán, Việt Nam có các bảo lưu A9, B3, B9, B10, B11, B12; trong đó có hai bảo lưu trực tiếp liên quan đến các quy định pháp luật về tổ chức kinh doanh chứng khoán nói chung và CTCK nói riêng là B9 (Hoạt động và các dịch vụ do chi nhánh CTCK nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam phải được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả việc áp dụng các điều kiện chấp thuận) và B10 (Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài từ trên 49% đến dưới 100% vào vốn điều lệ của các CTCK, công ty quản lý quỹ ở Việt Nam phải được sự phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả việc áp dụng các điều kiện về phê duyệt).

Kết luận Chƣơng 1:

Với đặc thù là tổ chức trung gian quan trọng trên thị trường chứng khoán, pháp luật về CTCK là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của mọi quốc gia. Đặc trưng pháp luật về CTCK là sự đa dạng của các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ trực tiếp và gián tiếp đối với CTCK. Nhưng, tính hiệu quả, sự an toàn trong hoạt động của CTCK phần lớn lại được quyết định bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Về vấn đề này, luận văn đã nghiên cứu và làm rõ trong chương và lấy đó làm cơ sở lý luận để tiếp cận nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản, hình thức thể hiện và phương thức tiếp cận của cam kết về dịch vụ trong WTO, TPP với nội dung các cam kết cụ thể về dịch vụ chứng khoán trong WTO, TPP của Việt Nam. Từ cơ sở các vấn đề lý luận của pháp luật về công ty chứng khoán, các nội dung cam kết về dịch vụ của công ty chứng khoán trong khung khổ của Hiệp định WTO và TPP đã được Việt Nam tham gia ký kết, luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng các vấn đề pháp luật hiện hành về công ty chứng khoán với yêu cầu tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về các điều kiện thành lập, về tổ chức và hoạt động của chủ thể này trong chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THEO CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐÃ THAM GIA, KÝ KẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)