Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ định hướng phát triển thị trường chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 82 - 84)

2.1 .Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán

3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ định hướng phát triển thị trường chứng

3.1. Vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế

3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ định hướng phát triển thị trường chứng khoán chứng khoán

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012, đã xác định “nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các CTCK, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính của CTCK, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước” là một mục tiêu cụ thể trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam [30, Điều 1.2.b]. Theo đó, Quyết định đã đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó có giải pháp xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện các cam kết WTO, bảo đảm tính công khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tại Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, các giải pháp nhằm đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế luôn được đề cập đến như: nghiên cứu mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo các cam kết quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán; khuyến khích hoạt động chuyển nhượng vốn cổ phần, phần vốn góp của cổ đông lớn, thành viên góp vốn cho các tổ chức tài chính ngân hàng, kể cả việc chuyển nhượng cho các tổ chức nước ngoài theo cam kết WTO; nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách, quy định tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước theo cam kết WTO.

lĩnh vực dịch vụ, trong đó có mở cửa thị trường chứng khoán đã mở ra một cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp. Được ghi nhận khi kinh tế vĩ mô trong nước được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và có mức phục hồi cao hơn trong năm 2016. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế mới nhất, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 sẽ vượt mức kỳ vọng, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP lên mức 6,6% cho năm 2016. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI) của Việt Nam đạt 4,3 điểm, xếp ở vị trí 56/140 nền kinh tế được Diễn đàn Kinh tế Thế giới khảo sát năm nay; tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất. Ngân hàng Thế giới cũng công bố báo cáo báo cáo Môi trường Kinh doanh 2016, trong đó năm 2015 Việt Nam tăng 3 bậc so với xếp hạng năm trước, ở vị trí thứ 93 và năm 2016 được xếp ở vị trí 90, tăng 3 bậc.

Giai đoạn 2016 - 2020 mở ra một bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam với nhiều thách thức và thay đổi lớn; đó là vấn đề hội nhập, cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc thị trường chứng khoán (trong đó có tái cấu trúc CTCK) và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam cần có các giải pháp toàn diện để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, đưa thị trường bước sang giai đoạn phát triển mới, ổn định hơn, vững chắc hơn. Để phát triển bền vững thị trường chứng khoán thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển nếu quốc gia đó ban hành được một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao, ổn định trong thời gian dài. Một hệ thống pháp lý chắp vá, không đồng bộ, tính pháp lý thấp và thay đổi thường xuyên sẽ làm cho thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, hiệu quả thấp kém và chậm phát triển.

Một yếu tố cũng quyết định sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán chính là hệ thống các định chế trung gian của Việt Nam như CTCK, công ty

quản lý quỹ. So với các quốc gia trong khu vực, số lượng các tổ chức trung gian như vậy là đã đủ để đáp ứng cho hoạt động thị trường với quy mô như thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc ra đời trong một khoảng thời gian ngắn một số lượng lớn các công ty quản lý quỹ và CTCK có thể lý giải được trong thời kỳ thị trường mới phát triển. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn thoái trào trung hạn, sự đổ vỡ của các CTCK, công ty quản lý quỹ là không tránh khỏi. Ngoài ra, năng lực của các định chế trung gian cũng còn rất yếu. Các tổ chức này nhìn chung vừa thiếu về kinh nghiệm chuyên môn, đặc biệt trong hoạt động quản trị rủi ro và đạo đức nghề nghiệp, vừa yếu về tiềm lực tài chính. Đây là thách thức lớn không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước trong kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán cũng như đa dạng hóa sản phẩm tài chính, nghiệp vụ mới cho thị trường, mà còn là thách thức ngay cả đối với bản thân các định chế này. Trong vòng một hai năm tới, các tổ chức này sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ các định chế nước ngoài khi thị trường dịch vụ tài chính buộc phải mở cho các tổ chức nước ngoài theo cam kết WTO, trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ thị trường cũng như nâng cao khả năng quản lý rủi ro tại các định chế này. Chính vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý về CTCK tuân thủ các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán cũng như đòi hỏi tăng cường sức mạnh của CTCK trong nước là một trong những yêu cầu rất cần thiết để theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)