Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc tham gia, ký kết các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 84 - 90)

2.1 .Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc tham gia, ký kết các cam kết quốc tế

3.1.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới Quá trình mở cửa thị trường trong nước theo các cam kết quốc tế luôn đòi hỏi chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp quy trong nước sao cho phù hợp với các quy tắc và điều kiện ràng buộc bởi cam kết quốc tế đó. Trước hết, cần xác định rằng luật của WTO áp dụng cho ngành dịch vụ, phân ngành chứng khoán được quy định tại Hiệp định GATS. Việt Nam đã cam kết đơn phương mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo những điều kiện và thời hạn nhất định. Ngoài ra, là thành viên WTO, Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ cụ thể theo quy định

vụ chứng khoán là phải thể hiện các nghĩa vụ, các cam kết trong WTO vào pháp luật trong nước.

Trong GATS, việc cung ứng dịch vụ được thực hiện qua bốn phương thức (cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân) độc lập với nhau và phân theo các hạn chế về Tiếp cận thị trường và Đối xử quốc gia. Điều này nghĩa là khi cung cấp một dịch vụ theo phương thức cung cấp qua biên giới bị cấm thì việc cung ứng theo phương thức hiện diện thương mại có thể không bị cấm. Việc nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ trong cam kết và mối quan hệ giữa các nghĩa vụ đó là quan trọng trong việc triển khai đưa các cam kết vào quy định pháp luật trong nước. Do các cam kết thể hiện thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ, nên việc luật hóa các cam kết phải được thực hiện thông qua việc xem xét để thể hiện các cam kết đó qua các quy định về cách thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Về điều khoản tối huệ quốc, GATS quy định các thành viên có nghĩa vụ phải

“ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác”[12, Điều II], nếu không có quy định miễn trừ nghĩa vụ này trong biểu cam kết dịch vụ. Như vậy, khi nội luật hóa cam kết WTO về tự do hóa thương mại dịch vụ, cần lưu ý rằng nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) chỉ bị hạn chế bởi Đoạn 3 Phụ lục GATS về các dịch vụ tài chính cho phép miễn áp dụng MFN đối với thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ tài chính, trong đó có dịch vụ chứng khoán. Ngoài ra, Điều XVI GATS quy định về tiếp cận thị trường (MA), tương tự Đối xử quốc gia (NT), chỉ áp dụng cho các lĩnh vực và theo những hạn chế quy định tại biểu cam kết. Việc thể hiện các cam kết WTO vào hệ thống pháp luật trong nước đặt ra yêu cầu phải nắm vững những yêu cầu kể trên, trong đó yêu cầu phải kết hợp giữa những đòi hỏi của quy định về tiếp cận thị trường (MA) với các cam kết cụ thể tại Biểu cam kết. Có thể thấy rằng, do lợi điểm của phương thức chọn cho đem lại cho quá trình đàm phán WTO, thì các cam kết cụ thể tại Biểu cam kết về dịch vụ

giới hạn hoặc khoanh vùng hẹp lại đối với những đòi hỏi (các biện pháp bị cấm) của quy định về tiếp cận thị trường (MA).

Trong cam kết WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) chỉ áp dụng đối với các ngành và phương thức cung ứng quy định tại Biểu cam kết của mỗi thành viên và ràng buộc thành viên “phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình” [12, Điều XVII]. Theo đó, quy định rõ “Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào khác”. [12, Điều XVII.3]

Theo quy định này, mỗi thành viên phải áp dụng các thủ tục đối với các công ty nước ngoài như đối với các CTCK trong nước; chú giải bổ sung tại Điều XXVIII GATS cũng nêu rõ đối xử quốc gia không nhất thiết phải mở rộng cho các nhà cung cấp dịch vụ khác ở ngoài phạm vi lãnh thổ dịch vụ đó được cung cấp. Quy định này hạn chế áp dụng đối xử quốc gia chỉ trong phạm vi lãnh thổ của thành viên. Vì thế, điều khoản này chỉ ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài hiện diện trong lãnh thổ của nước sở tại (Tự do hóa phương thức 3 – Hiện diện thương mại).

3.1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Mặc dù đặt ra mục tiêu đàm phán TPP đối với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán là không vượt quá các cam kết đã có trong WTO, nhưng thách thức đặt ra là làm thế nào để thể hiện các cam kết của WTO về dịch vụ chứng khoán vào các cam kết trong TPP trong khi hai Hiệp định sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau trong đàm phán. Mặt khác, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này và việc liệt kê các biện pháp bảo lưu được cho là một thách thức lớn trong quá trình đàm phán để đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý cũng như khả năng cạnh tranh

CTCK cần tập trung vào việc gia nhập TPP đặt ra yêu cầu rà soát khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói chung và về CTCK nói riêng nhằm xác định những quy định hiện hành không tương thích với các nghĩa vụ của Hiệp định. Trước hết, cần tập trung rà soát quy định của pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của UBCKNN. Mục đích của việc rà soát là so sánh, đối chiếu pháp luật hiện hành với các nghĩa vụ của Hiệp định để xác định các biện pháp, chính sách không phù hợp với các nghĩa vụ đó. Phạm vi rà soát cần bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng trong thực tiễn đối với CTCK, từ Luật Chứng khoán đến các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của CTCK. Các cam kết quốc tế có liên quan đến dịch vụ chứng khoán cũng cần được rà soát, bao gồm cam kết gia nhập WTO, các Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam đã tham gia, các thỏa thuận, hiệp định đa phương và song phương khác liên quan đến đầu tư và dịch vụ chứng khoán.

Căn cứ kết quả rà soát khung pháp lý và cam kết quốc tế hiện hành, UBCKNN cần đề xuất các biện pháp, bao gồm cả các điều kiện đầu tư, kinh doanh và các hạn chế áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ chứng khoán để bảo lưu. Các biện pháp không tương thích như đã phân tích ở phần trên, cần được liệt kê theo hai danh mục: Danh mục I liệt kê các biện pháp đã được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành và/hoặc theo cam kết quốc tế đã có hiệu lực và danh mục II liệt kê các biện pháp chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành và/ hoặc theo cam kết quốc tế nhưng đã được áp dụng trong thực tiễn quản lý hoặc cần áp dụng trong tương lai để bảo đảm lợi ích của Việt Nam cũng như yêu cầu quản lý UBCKNN trong tương lai.

Trong khi rà soát để xác định các biện pháp không tương thích với các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp đinh, cần lưu ý đến yêu cầu của phương thức tiếp cận chọn bỏ áp dụng trong TPP, cam kết theo dạng này là “được làm tất cả những gì không bị hạn chế”, trong khi phương thức chọn cho là cam kết theo dạng “chỉ được làm những gì được phép làm”. WTO sử dụng phương pháp chọn cho khi xác định phạm

vi cam kết, tức là các dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu cam kết. Như vậy, bên cam kết phải liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan và ngoài các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Hai cụm từ “không hạn chế, ngoại trừ” và “chưa cam kết, ngoại trừ” thường được đưa thêm vào Biểu cam kết để khẳng định phương pháp tiếp cận tại một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn bỏ hay chọn cho.

3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế

Việc hoàn thiện khung pháp lý về CTCK trước hết phải được thực hiện đồng bộ, từ việc hoàn thiện các quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, hệ thống các thông tư, các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Luật Chứng khoán đưa ra cơ sở chung cho việc tuân thủ các cam kết quốc tếnói chung và cam kết WTO và TPP về thị trường chứng khoán nói riêng. Luật Chứng khoán hiện quy định việc áp dụng Luật Chứng khoán, các luật có liên quan và điều ước quốc tế, cụ thể: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế”. Việc hoàn thiện khung pháp lý cũng cần bám sát định hướng tuyệt đối tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, xác định đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt từ văn bản cao nhất (Luật) đến các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư…).

Đối với những cam kết cụ thể liên quan đến vấn đề sở hữu thì không nên đưa vào Luật, hình thức văn bản hợp lý để điều chỉnh vấn đề sở hữu nên là Nghị định của Chính phủ để vừa đảm bảo tính hiệu lực của quy định; vừa có khả năng linh hoạt để tuân thủ theo các cam kết quốc tế do quy trình sửa đổi, ban hành Nghị định, về cơ bản là đơn giản hơn Luật. Đối với những cam kết cụ thể liên quan đến chi

quy định về nguyên tắc tại Nghị định của Chính phủ về sự tham gia của bên nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những vấn đề về triển khai thực hiện như điều kiện, quy trình, thủ tục, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tổ chức dịch vụ chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam cần được hướng dẫn cụ thể tại văn bản dưới hình thức Thông tư. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến quy định cấm Thông tư quy định thủ tục hành chính của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán; theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật cần nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và dự liệu các nội dung giao Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn đảm bảo Thông tư được ban hành đúng thẩm quyền.

Đối với những cam kết trong TPP, cơ quan quản lý cần khẩn trương bổ sung những quy định cần thiết hỗ trợ cho việc bảo lưu các biện pháp, chính sách trong tương lai (không gian chính sách mở), vì TPP cho phép bảo lưu đối với cả những biện pháp chưa xuất hiện trong khung chính sách hiện hành. Điều này cần được thực hiện song song với việc hoạch định chiến lược phát triển thị trường chứng khoán nói chung và định hướng phát triển CTCK nói riêng theo hướng hoàn thiện về chất lượng.

Các hoạt động hoàn thiện khung chính sách đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế về CTCK cần được thực hiện một cách toàn diện từ việc thể hiện chủ trương nội luật hóa các cam kết trong quá trình triển khai xây dựng Luật Chứng khoán thay thế Luật Chứng khoán 2006 trong đó thể hiện được các cam kết quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản thực thi khi được triển khai thực hiện sau khi Luật Chứng khoán mới ra đời cần đảm bảo hướng dẫn kịp thời đối với các quy định có tính nguyên tắc về tuân thủ các cam kết quốc tế tại Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn cũng cần đưa ra được các biện pháp phòng vệ chính đáng - những biện pháp cẩn trọng mà Việt Nam được thực hiện nhằm bảo vệ nhà đầu tư và bảo vệ an toàn cho hệ thống tài chính nói chung. Phạm vi của hoạt động hoàn thiện khung chính sách cần có sự phối hợp với các ngành khác có liên quan, lý do là việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó có dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán,

luôn đòi hỏi những nỗ lực liên ngành. Theo đó, cần tính đến những thay đổi của môi trường chính sách chung, bao gồm các văn bản Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các quy định trong lĩnh vực ngân hàng. Những vấn đề như sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, lưu chuyển dòng vốn ra vào, thoái vốn, quản lý ngoại hối, quy định về quốc tịch, nhân sự cấp cao, di chuyển thể nhân, hiện diện thương mại qua các hình thức doanh nghiệp... rõ ràng không thể chỉ là phạm vi quản lý của một cơ quan như UBCKNN hay Bộ Tài chính.

Các giải pháp trong hoàn thiện khung pháp lý về CTCK đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán phải đi đôi với các giải pháp về triển khai thực hiện. Vấn đề quan trọng đặt ra là tăng cường năng lực thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thông qua một loạt các giải pháp cụ thể như nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK trong nước, tăng cường năng lực giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm cho cơ quan quản lý, song song với việc tăng cường năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý…

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)