2.1 .Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán
2.3.1. Tính kịp thời trong tuân thủ cam kết quốc tế
Cam kết quốc tế là những quy định mà các quốc gia đặt ra và các quốc gia có trách nhiệm thực hiện cam kết theo đúng lộ trình và nội dung đã cam kết. Có thể nói, việc tuân thủ thực hiện cam kết, chính là việc thể hiện uy tín của các quốc gia và luôn được ưu tiên so với quy định pháp luật nước sở tại. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết sẽ ảnh hưởng không những chỉ về quan hệ thương mại giữa các nước mà còn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các nước và cộng đồng các quốc gia là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, khu vực.
WTO, Việt Nam phải tham gia đầy đủ các cam kết về dịch vụ chứng khoán. Theo lộ trình cam kết WTO, Việt Nam cho phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài và đối với các dịch vụ (i) quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ; (j) thanh toán, bù trừ CK; (k) cung cấp thông tin tài chính; (l) tư vấn, trung gian, dịch vụ phụ trợ liên quan tới chứng khoán (trừ môi giới, tự doanh) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh. Nguyên tắc tham gia WTO là các cam kết phải được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện còn có phần khiên cưỡng, chưa thật sự có chuyển biến về mặt nội luật hóa, biểu hiện bằng việc cụ thể hóa nội dung các cam kết trong pháp luật chứng khoán còn chậm.
Để phù hợp tiến độ thực thi cam kết WTO về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP (ngày 20/7/2012) quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại CTCK là sở hữu đến 49% hoặc sở hữu 100% vốn điều lệ, chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ theo cam kết WTO là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 100% vốn điều lệ. Như vậy có thể nói hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực chứng khoán vẫn chưa cụ thể hóa (nội luật hóa) theo các nội dung của cam kết WTO đúng lộ trình đã đưa ra.
Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2016 sửa đổi Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, cho phép tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của CTCK, trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và tổ chức khác chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ. Mặc dù, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP đã quy định theo hướng mở cửa, cho phép bên nước ngoài được sở hữu đến 100% vốn điều lệ CTCK tuân thủ cam kết WTO, nhưng quy định mở này chỉ áp dụng đối với tổ chức có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Việc giới hạn đối tượng tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP về bản chất là vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ đầy đủ theo cam kết WTO về dịch vụ chứng khoán. Do thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn nhiều biến động; cơ chế quản lý nhà nước và khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói
chung và về CTCK nói riêng đang dần hoàn thiện; bản thân các CTCK trong nước cũng đang trong quá trình tái cơ cấu nên việc mở cửa dần dần, từng bước như vậy là hướng đi thận trọng của phía cơ quan quản lý nhà nước, là bước chuẩn bị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK trong nước, tránh tác động tiêu cực không đáng có đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam chưa kịp thời một phần xuất phát từ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam chậm được cải tiến, ảnh hưởng đến tiến độ nội luật hóa các cam kết quốc tế theo đúng lộ trình đã đề ra. Điều này sẽ tạo áp lực trực tiếp đến việc triển khai thực hiện TPP ngay sau khi có hiệu lực. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện khung pháp lý về CTCK còn chậm tiến độ so với đăng ký ban đầu, vẫn còn tình trạng ban hành văn bản Luật phải chờ Nghị định quy định chi tiết, ban hành Nghị định lại phải chờ có Thông tư hướng dẫn mới thực hiện được quy định của Luật. Trong khi thị trường chứng khoán luôn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, đòi hỏi chính sách pháp luật phải nhanh nhạy, điều chỉnh kịp thời.Ví dụ: khoản 9 Điều 10 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP quy định điều kiện chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam được bổ sung nghiệp vụ kinh doanh nhưng không quy định trình tự, thủ tục thực hiện hoặc chỉ quy định việc điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp rút bớt, bổ sung nghiệp vụ, thay đổi địa điểm chi nhánh... phải đề nghị UBCKNN xem xét, chấp thuận mà không đưa ra cơ chế thực hiện cụ thể. Với quy định tại Nghị định như vậy, nếu phát sinh các thay đổi trong quá trình hoạt động, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam phải chờ các quy định hướng dẫn của Thông tư mới có thể thực hiện.
Ngoài ra, việc soạn thảo, thông qua văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán phải theo quy trình tương đối phức tạp: UBCKNN (Tổng cục thuộc Bộ Tài chính) là cơ quan chủ trì, soạn thảo; sau đó lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ; trình Bộ lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; trình Bộ gửi Bộ Tư pháp thẩm định; trình Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành… Điều này bên cạnh
ưu điểm là đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng văn bản, nhưng cũng ảnh hưởng tới tính kịp thời của văn bản đối với vấn đề cần điều chỉnh.